Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Slideshow Trang chủ

Slideshow Trang chủ

Thống kê

LINH ĐẠO MẸ TERESA

HOA TRÁI CỦA TÌNH YÊU LÀ PHỤC VỤ

Việc làm của cầu nguyện là tình yêu, và việc làm của tình yêu là phục vụ. Hãy cố cho đi không điều kiện bất cứ gì họ cần ngay lúc đó. Điểm chính là làm cái gì đó, dù nhỏ, và cho thấy sự chăm sóc của bạn qua những công việc mất thì giờ.

 

PHỤC VỤ

 

 

KẾT QUẢ CỦA TÌNH YÊU LÀ PHỤC VỤ

 Chúng tôi viết những dòng chữ sau trên tường của căn nhà dành cho các trẻ em ở Calcutta :

Hãy dành thời giờ suy nghĩ.

Đó là nguồn sức mạnh.

Hãy dành thì giờ để cầu nguyện

Đó là sức mạnh toàn năng.

Hãy dành thì giờ cất tiếng cười

Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.

Hãy dành thì giờ chơi đùa

Đó là bí mật để trẻ mãi không già.

Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu

Đó là ưu tiên Thiên Chúa ban cho.

Hãy dành thì giờ để cho đi

Vì một ngày quá ngắn để ích kỷ.

Hãy dành thì giờ đọc sách

Đó là nguồn khôn ngoan.

Hãy dành thì giờ để thân thiện

Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.

Hãy dành thời giờ để làm việc

Đó là giá của thành công

Hãy dành thì giờ cho bác ái

Đó là chìa khóa cửa Thiên Đàng.

 Việc làm của cầu nguyện là tình yêu, và việc làm của tình yêu là phục vụ. Hãy cố cho đi không điều kiện bất cứ gì họ cần ngay lúc đó. Điểm chính là làm cái gì đó, dù nhỏ, vafcho thấy sự chăm sóc của bạn qua những công việc mất thì giờ. Điều này đôi khi có nghĩa làm điều gì đó về phần thể thể xác (như chúng tôi chăm sóc người bệnh và hấp hối) hay đôi khi hôc trợ tinh thần cho những người cô đơn. Nếu một bệnh nhân  muốn xin thuốc, hãy cho họ thuốc, nếu họ muốn dược an ủi, hãy an ủi họ.

Tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa nên thật quan trọng để chia sẻ quà tặng của Ngài. Đừng lo lắng tại sao có nhiều vấn đề trên thế giới này – chỉ cố đáp ứng nhu cầu của người khác. Có người nói với tôi rằng nếu chúng ta làm việc bác ái cho người khác thì nó sẽ giẻm trách nhiệm của chính phủ đối với người nghèo và người cần giúp đỡ. Chính tôi không lưu tâm đến điều này, vì chính phủ thường không ban phát tình yêu. Tôi chỉ làm những gì tôi có thể : phần còn lại không phải là việc của tôi.

Thiên Chúa quá tốt đối với chúng ta: những công việc của tình yêu luôn luôn là phương tiện được gần Thiên Chúa hơn. Hãy xem những gì Chúa Giê-su đã làm khi Ngài sống ở trần gian ! Ngài chỉ làm những việc tốt. Tôi nhắc nhở các chị nữ tu rằng ba năm của cuộc đời Chúa Giê-su dùng để chữa lành những người đau yếu và cùi hủi, trẻ em và người khác; và đó chính là những gì chúng ta đang làm, rao giảng Phúc âm qua hành động của chúng ta. Điều tiên quyết của chúng ta là phục vụ, và đó là sự phục vụ có thật, hết lòng mà chúng ta cố gắng thi hành và cho đi.

Chúng tôi cảm thấy rằng những gì chúng tôi làm chỉ là một giọt nước trong đại dương, nhưng nếu không có giọt nước ó thì đại dương cũng sẽ bớt đi. Tỉ như, chúng tôi mở trường dạy các trẻ em nghèo biết yêu quý việc học và biết giữ gìn sạch sẽ. Nếu chúng tôi không làm vậy, các em sẽ lang thang ngoài đường.

Nếu cần có tổ chức để săn sóc tốt hơn, tùy theo hoàn cảnh, thì chúng tôi khuyên nên làm như vậy, nhưng vì chúng tôi phục vụ những người nghèo nhất nên chúng tôi không bao giờ quay mặt đi nếu họ cần sự giúp đỡ.

Thầy Geoff giải thích điều đó như sau :

“Thật khó tìm được có ai muốn săn sóc những người bị xã hội ruồng bỏ, nhất là ở những quốc gia như Ấn-độ là nơi có quá  nhiều nhu cầu. Những nhà của Dòng Thừa Sai Bác Ái thường là trạm cuối cùng cho những bệnh nhân bị mọi người khác khước từ.”

Để thấy thêm những kết quả của tình yêu trong hành động, tôi nghĩ trước hết hãy thử chút công việc của Dòng Thừa Sai Bác Ái, rồi chia sẻ cảm nghiệm với một số người tình nguyện giúp chúng tôi. Trong cách này bạn sẽ thấy hiệu quả của việc làm một điều gì đó, dù nhỏ có thể có tác dụng – không chỉ trên người được nhận, mà còn thên người thi hành công việc săn sóc.

Ngày nay, công việc của Dòng Thừa Sai Bác Ái thì nhiều loại và được chia ra như sau :

Việc tông đồ qua những lớp giáo lý, học hỏi Kinh Thánh, nhóm hoạt động Công giáo, và thăm viếng bệnh nhân, người già và tù nhân.

Chăm sóc y tế qua các nhà thương, bệnh viện người cùi, dưỡng đường cho bệnh nhâ bị cùi, những nhà dành cho trẻ em mồ côi, những em bị tật nguyền tâm lý và thể lý, những người hấp hối và tuyệt vọng, người bệnh nhân AIDS và ho lao, những trung tâm suy dinh dưỡng và những bệnh xá lưu động.

Việc giáo dục qua các trường tiểu học trong các khu nhà nghèo, lớp dạy may cắt, lớp thương mại, lớp cho người tàn tật, lớp mẫu giáo ở làng và những chương trình giữ trẻ.

Dịch vụ xã hội qua chương trình an sinh và trẻ em; giữ trẻ; nhà cho người vô gia cư, người nghiện rượu vàthuốc sai; nhà cho những người mẹ không chồng, nơi tạm cư ban đêm; và trung tâm dạy điều hòa sinh sản.

Dịch vụ cứu tế qua những trung tâm thực phẩm và quần áo, nơi chúng tôi cung cấp thực phẩm khô, hay thức ăn nấu chín, và cứu trợ khẩn cấp cho gia đình.

 GANDHIJI PREM NIVAS, TITAGARH, CALCUTTA

Ngày nay, người bị cùi có thể có một đời sống, vì biết rằng họ được giúp đỡ và chữa lành. Không còn phải trốn tránh nếu bị bệnh cùi, và điều này có nghĩa là cả gia đình có thể sống với nhau mà không sợ lây bệnh. Bây giờ con của người cùi không bị bệnh cùi nữa.

Hơn 40 năm trước chúng tôi quyết định khởi sự một bệnh xá lưu động cho người cùi dưới một gốc cây ở Titagarh, khoảng vài km bên ngoài Calcutta. Chúng tôi khám bệnh một tuần 2 lần và những ngày khác chúng tôi chăm sóc những người đau yếu vì thiếu ăn và đến thăm nhà của những người bệnh tật. Và vào ngày thứ bảy, chúng tôi tắm rửa cho họ.

Ngày nay, chúng tôi có một trung tâm thật đẹp gọi là Gandhiji Prem Nivas, gần như là một ngôi làng. Chạy dọc theo đường xe lửa, những tòa nhà được sơn phết rực rỡ, tươi tắn : màu đỏ, màu xanh và màu lục. Có những nhà làm việc, nhà ngủ, dưỡng đường, khu bệnh xã, một trường học, và cũng có những nhà lá cho các gia đình. Cũng như những hồ cung cấp nước cho cả cộng đồng. Ngay trong trung tâm là tượng Gandhi.

Prem Nivas được chính những người cùi xây dựng lên và là nơi họ có thể sống cũng như làm việc. Lúc đầu tiên khi chúng tôi được cho miếng đất để phát triển thành trung tâm vào năm 1974, nó là khu phế thải hỏa xa. Chúng tôi bắt đầu bằng việc xây dựng những chòi lá, và từ từ nó trở thành một cái gì thật đẹp.

 SHISHU BHAVAN, CALCUTTA

 Bhavan, nhà của con cái chúng tôi ở Calcutta được hình ảnh bởi một số những dinh thự cao đàng sau một bức tường trên con đường chính thật tấp nập. Ngay ở cổng vào là những bệnh xá mở cửa ban ngày, là nơi người nghèo có thể đem con cái của họ đến chữa bệnh, và những văn phòng liên hệ đến việc nhận con nuôi. Trong những phòng bên trong là các em bé và trẻ sơ sinh, nằm thành hàng chuỗi. Cũng có một sân chơi nhỏ cho các em chạy nhảy cũng như phòng cho các em chơi “game” và phòng ăn. Shishu Bhavan được điều hành bởi chị charmaine Jose. Chị và các nữ tu khác chăm sóc khoảng 300 em bệnh tật và thiếu ăn, cũng như các người mẹ nghèo không chồng, là những người được cung cấp việc làm.

Cũng có một khu khám bệnh với 3 bác sĩ chuẩn bệnh và phát thuốc cho khoảng 1000 tới 2000 bệnh nhân hàng tuần. Cũng có phòng nhận con nuôi cho những ai muốn nhận trẻ làm con nuôi. Khi các em lên mười tuổi và không được nhận làm con nuôi, có khi chúng tôi gởi các em đến trường nội trú để đi học và lên đại học, hay lớp thơ ký, và chúng tôi tìm việc cho các em. Một khi các em đã ổn định đời sống, chúng tôi giúp các em lập gia đình và cho các em một ít tiền hồi môn để bắt đầu sự nghiệp. Các em rất sung sướng và thường đem con cái lại thăm chúng tôi. Tôi thường nói với các em rằng chúng rất may mắn vì không những chúng chỉ có một bà mẹ vợ mà có đến 20 bà !

Ỏ tầng trệt của Shishu Bhavan có nơi nấu nướng để nuôi ăn trên một ngàn người mỗi ngày. Họ thường là những người ăn xin từ các đường phố và đây là nơi mà họ có thể trông nhờ có một bữa ăn mỗi ngày, là tất cả những gì có được. Tuy nhiên, cũng có những tai họa xảy ra bất thình lình, và chúng tôi phải tham gia và cung cấp dịch vụ cứu tế. Thí dụ, khi một khu lớn gần Calcutta bị lụt và cuốn trôi, 1200 gia đình bơ vơ không còn gì cả. Những chị ở Shishu Bhavan, và cả những thầy phải làm việc suốt đêm để phân phát và cho họ chỗ ở.

Chị Charmaine Jose diễn tả :

“Chúng tôi là những người bụi đời và công việc của chúng tôi là trên hè phố. Chúng tôi cầu nguyện khi rảo bước, khi đến thăm các gia đình, khi ở với đứa trẻ hấp hối, hay đem thuốc cho những người cần. Một chị mỗi ngày đi một con đường để xem những gì chúng tôi có thể giúp người nghèo. Chúng tôi cũng đến những ngôi làng là nơi rất ít phương tiện và mở những trung tâm y tế ở đó. Có khi chúng tôi phải săn sóc khoảng 2500 bệnh nhận hàng tuần ở nơi đó.

“Nhiều chị được huấn luyện là y tá hay bác sĩ, nên họ thường làm việc ở nơi phát thuốc, và những người được huấn luyện chăm sóc trẻ em làm việc ở trung tâm. Chúng tôi cũng có trường cho các em bụi đời là những em bị ngược đãi và làm điếm. Chúng thường không có ăn, không được hỗ trợ, hay thuốc men. Bởi thế chúng tôi gom góp các em lại, dạy dỗ chúng, cho chúng ăn, cho chúng mặc, và ít lâu sau chúng tôi tìm người bảo trợ các em, để các em có thể đi học và hoàn tất việc học.

“Những em tàn tật thể xác hay tâm bệnh ở lại trong trung tâm đây. Nhiều em không sống lâu nhưng khi các em đến tuổi 13 chúng tôi chuyển em sang nhà khác.”

 NIRMAL HRIDAY, CALCUTTA

Nhà cho người hấp hối của chúng tôi ở Calcutta hồi trước là chỗ cho những người hành hương nghỉ chân sau khi đến Đền Kali. Sân trong trung tâm bận rộn của vùng Kalighat của thành phố, những cơ sở của chúng tôi thực sự nối tiếp với ngôi đền. Về phía bên trái khi bạn bước vào, chúng tôi có khu cho các ông, và phía bên phải là cho phụ nữ. Những của sổ nhỏ và cao đem ánh sáng đến các phòng, gồm những dãy giường, tất cả bằng phủ bằng bao ni-lon xanh. Ở giữa hai khu là trung tâm y tế và nơi tắm rửa, và đàng sau là nhà bếp và nhà quàn. Trường học cho các em bụi đời ở trên mái, nơi các chị nữ tu ở.

Chúng tôi có 50 giường cho các ông và 55 giường cho phụ nữ, nhưng chúng tôi có thể gia tăng số giường tùy theo nhu cầu. Khi những người hấp hối mới đến trung tâm thường họ không thể nói được, bởi thế khi họ được chở đến bằng xe cứu thương hay bởi các nam hay nữ tu sĩ khiêng vào, họ được nhập viện với tên “vô danh”. Sau đó, với một chút săn sóc và yêu thương và thực phẩm, họ có thể nói được và cho biết tên. Các chị cũng thường cố biết xem họ thuộc tôn giáo nào –để khi chết họ được chôn cất cách thích hợp. Người Công giáo thì ra nghĩa trang, người Hồi giáo thì ra chỗ chôn cất của người Hồi giáo, và người Ấn giáo được hỏa thiêu bên cạnh sông, là chỗ rất gần chúng tôi. Đa số những người đến với chúng tôi là Ấn giáo, nên nếu chúng tôi không biết tôn giáo của họ, thường chúng tôi chôn họ theo Ấn giáo.

Chị Dolores, người điều khiển Nirmal Hriday nói :

“Chúng tôi không bao giờ hỏi tại sao họ phải sống trên vỉa hè : chúng tôi không cần biết câu chuyện đời họ. Chúng tôi không xét đoán vì bất cứ tình cảnh nào của họ, vì tất cả những gì họ muốn là một chút tình yêu và săn sóc và họ thỏa mãn. Chúng tôi chỉ chăm sóc những người được đem đến cho chúng tôi và Thiên Chúa làm phần còn lại cho chúng tôi.

Khi một người được đưa đến trung tâm, họ thường được tắm rửa. Nhưng đôi khi có người quá yếu nên chúng tôi chỉ cho họ nằm, lau mặt họ, và tiếp nước biên. Đôi khi chúng tôi cần chăm sóc những người bị thương tích hay bị đi tiêu chảy. Nhiều người bị ho lao và bị xuất huyêt- việc trước hêt là phải cầm máu.

“Có khi, người bệnh vừa nằm xuống giường là tắt thở. Có lúc, họ khỏe hơn, có thể ngồi trên giường hay đi đứng một chút và một số về nhà, dù rằng nhà của họ chỉ là hè phố. Bởi thế một số về nhà và khi đau yếu họ lại trở lại. Chúng tôi bảo sẽ giữ cho họ một chỗ nằm.”

 NHỮNG ĐẢO ANH QUÔC

Chị Theresina người gốc Hoa-kỳ là giám đốc vùng của những đảo Anh quốc và Ái Nhĩ lan. Sau đây, chị cho biết những công việc ở Anh :

“Khi các nữ tu bắt đầu công việc ở đây chúng tôi thấy cần giúp đỡ những người cô đơn sống nhờ trợ cấp xã hội. Chúng tôi thường thấy những cặp vợ chồng già không có máy sưởi trong mùa đông và chúng tôi cung cấp cho họ một máy sưởi, hay chúng tôi thấy họ sống không có bàn ghế vì lý do này nọ. Một số người rất đơn giản và họ không biết tiếp xúc với ai – đằng sau những bức tường là những người cô đơn rất cần được thăm viếng.

“Trong những ngày đầu, chúng tôi thường ra ngoài ban đêm để đi tìm những người vô gia cư. Ngày nay, chúng tôi có những nơi tạm trú cho đàn ông và phụ nữ ở  Kilburn, Luân-đôn; và ở Liverpool; phía Bắc Anh quốc, có nơi tạm trú cho các ông, các phụ nữ và một chỗ phân phát đồ ăn- vafchungs tôi cũng cấp những việc mục vụ, thăm các gia đình và chương trình giáo lý cho trẻ em. Đôi khi chúng tôi đưa họ đi chơi và tổ chức những dịp đặc biệt- tỉ như, chúng tôi đưa 320 người ở 6 vùng biển đi thăm Worth Abbey.

“Khi đi chơi, chúng tôi lần chuỗi mai khôi – đó là khí giới của chúng tôi, lời của Chúa. Ma quỷ cố ảnh hưởng đến đời sống dân chúng, và chúng tôi phải cố gắng ảnh hưởng đến họ để đưa họ đến với Chúa Giê-su và Mẹ Maria, vì các Ngài là những người làm việc và đánh động tâm hồn dân chúng- không phải là chúng tôi. Chúng tôi rất gắn bó với việc lần chuỗi mai khôi, tôi nhớ có lần chúng tôi lần chuỗi ở trên xe điện ngầm ở Luân-đôn, chúng tôi phải đọc nhỏ vì ở Anh dân chúng không nói lớn ngoài công cộng và trên xe thật yên lặng. và chiếc xe bị hư nên chúng tôi phải xuống xe đứng chờ, chuyến xe kế tiếp thật đông người. Một bà đứng bên cạnh tôi và nói : ‘Dì ơi, tôi muốn Dì biết là tôi đang đọc kinh với Dì’, chúng tôi thật không ngờ. Bà nói đôi khi bà đến nhà chúng tôi ở đường Bravington để cầu nguyện nhưng đã ngưng một thời gian. Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng nó giúp chúng tôi lên tinh thần. Quả thật chúng ta không luôn luôn thấy được kết quả của những gì chúng ta làm.

“Khi Mẹ Tê-rê-sa đến nhà dành cho các ông ở Kilburn tháng 03/1994 ngài thấy 2 phòng trống và nói :’Những phòng này dành cho bệnh nhân bị bệnh AIDS. Đó là lần đầu tiên tôi nghe về việc có thể nhận người bị bệnh AIDS nhưng Me buộc miệng nói lên – ngài được linh ứng, tôi nghĩ vậy, vì tôi nhớ vẻ mặt của ngài khi đứng trong căn phòng ấy và nói lên điều đó. Bởi thế tôi cố biến thành hiện thực và nó không dễ. Bây giờ, qua sự giúp đỡ của một người phục hồi bệnh nghiện rượu và thuốc sái và của chính người bị bệnh AIDS, chúng tôi tiếp nhận những người không thể bảo vệ được chính họ.”

CÔNG VIỆC CỦA NHỮNG NAM TU SĨ

 Thầy Geoff là người Úc và kế vị người sáng lập General Servant là thầy Andrew, như người đứng đầu các thầy Dòng Thừa Sai Bác Ái :

“Ở Los Angeles công việc chính của chúng tôi là trông coi một trung tâm cho những người di dân bất hợp pháp gốc Mễ, nhiều người sống ở vỉa hè. Đây là chỗ mà, 3 ngày một tuần, từ 75 đến 100 thanh niên, tuổi từ 14 – 18 đến ăn, tắm rửa, chữa bệnh và cắt tóc – và nghỉ ngơi. Trong một căn nhà dành cho các ông chúng tôi săn sóc 8 người bị tàn tật thể lý và tâm lý.

“Ở To-ky-o, Nhật Bản, chúng tôi làm việc với những người say rượu trên đường phố. Đây là việc toàn thời gian. Thỉnh thoảng có đánh nhau và mọi sự có thể rắc rối – chúng tôi cố giữ không có ẩu đả trong nhà chúng tôi. Những người nhật say rượu thường đàng hoàng hơn so với người ở các quốc gia khác. Ở Los Angeles chúng tôi có những thầy làm việc với các trẻ du đãng để giúp họ, và ở Hongkong chúng tôi làm việc với những người nghiện cần sa ma túy. Chúng ta cũng làm việc ở những nơi nguy hiểm hơn, trong những thành phố như Bogota va Medellin ở Colombia, là nơi có nhiều bạo động xảy ra. Chúng tôi chứng kiến nhiều vụ ẩu đả nhưng tránh không can dự vào. Dân chúng biết công việc của chúng tôi nên họ không quấy rầy chúng tôi. Công việc của chúng tôi rất khác với những tổ chức khác. Điều đó không có nghĩa là cái này thì tốt hơn cái kia. Nhưng có nhiều tổ chức nỗ lực lo cho người nghèo và giúp họ thoát ra khỏi tình cảnh này, cái tình cảnh đầu tiên đã khiến họ nghèo nàn. Đây là nỗ lực có ích, nhất là qua sự giáo dục, nhưng nó có thể trở thành vấn đề chính trị. Người nghèo mà Dòng Thừa Sai Bác Ái được mời gọi để phục vụ là những người, bất kể bạn làm gì cho họ, vẫn lệ thuộc cách nào đó vào người khác. Chúng tôi thường bị hỏi : “Thay vì cho họ con cá, sao thầy không dạy họ cách câu cá ?”, và chúng tôi trả lời rằng đa số những người nghèo của chúng tôi không có sức để giữ cái cần câu. Và tôi thường nghĩ rằng đây là chỗ bị hiểu lầm – và đôi khi bị chỉ trích – về công việc của chúng tôi, vì không có sự phân biệt rõ ràng giữa loại người nghèo của chúng tôi và của người khác.

“Phát triển thì chắc chắn có giá trị, nhưng phát triển không phải là những gì người nghèo cần. Nếu một người đang chết thì không còn thì giờ để phân tích tại sao hắn lại ở trong tình trạng này và kể ra cả một chuối chương trình có thể ngăn ngừa được. Điều chúng tôi muốn nói là : “Hãy để người khác giả quyết vấn đề đã đưa họ rơi vào tình cảnh này, nhưng để chúng tôi giúp họ chết trong an lành và xứng đáng.” Trong nhiều trường hợp, chúng tôi cung cấp sự chăm sóc ngắn hạn hơn họ và đơn giản nói rằng : người này cầu giúp đỡ - chúng ta  có thể làm gì giúp họ ? Nếu những thay đổi chính trị làm giảm bớt tình trạng này trong tương lai thì chúng tôi rất hân hoan, nhưng chúng tôi không có thì giờ hay sức lực, hay thường là khả năng, để có thể làm được nhiều. Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan của Ngài, nối kết tất cả lai. Ngài biết không một ai có thể giải quyết được mọi hoàn cảnh, bởi thế ngài thúc dục người này làm việc trên vài lĩnh vực này và người kia làm việc trên những lãnh vực kia.”

CÓ QUÁ NHIỀU VIỆC ĐỂ LÀM

 Chúng tôi được quá nhiều nơi yêu cầu mở những trung tâm mới trên toàn thế giới và lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng. Bây giờ chúng tôi đã có mặt trên 137 quốc gia – đây thật sự là quà tặng của Thiên Chúa để có thể cho đi những phục vụ miễn phí cách tận tình cho những người nghèo nhất ở nhiều nơi. Thí dụ, chúng tôi có nhà cho người bệnh AIDS ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Tư và ở Honduras. Ở Phi Châu chúng tôi có hoạt động những không có những trung tâm rõ rệt, cũng như ở Haiti. Ở Hoa-kỳ chúng tôi cũng có nhà cho người bệnh AIDS - ở Nữu-ước, thủ đô Hoa-thịnh –đốn, Baltimore, Dallas, Atlanta, San Francisco, và những nơi khác. Bây giờ chúng tôi mới mở trung tâm cho bệnh nhân AIDS, Ấn-độ. Chúng tôi cũng vừa mới bắt đầu cô nhi viện ở Hoa-thịnh –đốn và hy vọng không bao lâu nữa chúng tôi sẽ mở trung tâm ở Trung Cộng.

Luôn luôn có thêm công việc làm, nhưng thí dụ sau của Chị Dolores cho thấy sự vui mừng biết bao khi có thể mở một trung tâm mới :

“Năm 1965, Đức Giám mục ở Cocorote yêu cầu chúng tôi mở một trung tâm ở Venezuela. Tôi thật vui mừng được làm một phần của trung tâm đầu tiên hoạt động ngoài nước Ấn. Mẹ Teerresa chỉ muốn gửi những chị em đã khấn trọn, mà tôi là một trong những người đó. Nhưng Mẹ thường hỏi chúng tôi là nếu có ai đến tình nguyện làm việc thì chúng tôi có bỏ nhà dòng không. Lúc đó tôi đang ở Delhi giúp các chị trong trung tâm trẻ em nên tôi thường gặp Mẹ Tê-rê-sa. Mẹ kéo tôi ra và nói : ‘Chúa Giê-su muốn con sang Venezuela.’

“Tôi thật vui mừng khi Thiên Chúa muốn tôi đi, và nhóm chúng toi đến đó ngày 26/07/1965. Cho đến bây giờ, hàng năm họ vẫn tổ chức Thánh lễ tạ ơn vào ngày này để ghi dấu ngày các nữ tu đến đó và họ cũng chuẩn bị một ngày lễ đặc biệt cho người nghèo trong trung tâm.

“Khi đến Cocorote, chúng tôi không biết ngôn ngưc hay phong tục của dân chúng. Thật là khác biệt, nhưng đó là sự thử thách của Thiên Chúa. Mọi người ở đó đón tiếp chúng tôi thật vui vẻ và dạy chúng tôi vài tiếng và họ giúp chúng tôi nói trọn một câu vì chúng tôi không có thì giờ để ngồi học. Cocorote thật là một sứ vụ tuyệt vời cho tôi vfa những người ở đó thật dễ thương, dù sau bao nhiêu năm.

“Năm 1985, chính Đức Hồng Y O’Connor là người giúp chúng tôi mở trung tâm đầu tiên cho bệnh nhân AIDS ở Nưu-ước. Nhu cầu đầu tiên phát triển từ nhà tù Sing Sing và chúng tôi nhận những bệnh nhân đầu tiên từ đó. Thường họ được chở đến bệnh viện St. Clare hay Bellevue hay Mount Sinai. Chúng tôi đến thăm họ, và rồi neus thuận tiện, họ đến thăm chúng tôi. Họ thường là những gười bị ruồng bỏ hay không than nhân và có nhiều cay đắng trong tâm hồn. Đối đầu với giai đoạn cuối đời thì thật khó, bởi thế chúng tôi từ từ tạo ên một tinh thần gia đình trong nhóm họ - chúng tôi ăn uống với nhau, nói chuyện, cầu nguyện và vui đùa với nhau. Nhiều người xa cách với gia đình họ, nhưng sau khi ở với chúng tôi, và với ân sủng của Thiên Chúa, họ đã gần gũi với cha mẹ. Một số viết thư và một số khác điện thoại. Và chúng tôi phát triển, họ đã chăm sóc lẫn cho nhau – đó là những gì tuyệt diệu để chúng kiến.”

 SỨC LÔI CUỐN – HÀNH ĐỘNG CÁCH ĐƠN GIẢN

 Công việc của chúng tôi thì bền bỉ, nhà của chúng tôi thì đầy người. Những khó khăn của người nghèo vẫn tiếp tục, bởi thế công việc của chúng tôi tiếp tục. Tuy nhiên bất cứ ai, không phải chỉ những người thuộc dòng Thừa Sai Bác Ái, mới có thể làm những gì mĩ miều cho Thiên Chúa bằng cách đến với người nghèo trong chính quốc gia của họ. Tôi không thấy có sự tự do nào để giúp đỡ người khác. Tôi chỉ thấy dân chúng đầy tình yêu Thiên Chúa, muốn thi hành những công việc yêu thương. Đây là tương lai – đây là sự ao ước mà thiên Chúa ban cho chúng ta – là phục vụ qua việc làm của tình yêu, và được linh ững bởi Chúa Thánh Thần để hành động khi được mời gọi.

Chúng tôi không thể thi hành công việc nếu không có người tình nguyện. Họ đến từ nhiều thành phần, văn hóa, và đức tin khác biệt. Tất cả những gì chúng tôi đòi hỏi nơi họ là có thể cho đi tình yêu và thời iowf cho tha nhân. Chúng tôi chào đón họ với những lời sau đây, mà chúng tôi treo trong Nhà Mẹ :

Bạn đến phục vụ Đức Ki-tô trong người tàn tật,

Người đau yếu và người hấp hối.

Chúng tôi vui mừng và cảm ơn bạn đã dùng cơ hội này

Để làm chứng nhân cho Thiên Chúa trong việc làm của tình yêu.

Hãy nhớ rằng chínhĐức Ki-tô hoạt động qua chúng ta –

Chúng ta chỉ là dụng cụ để phục vụ.

Không phải bao nhiêu công việc chúng ta làm,

Nhưng bao nhiêu tình yêu chúng ta đặt vào công việc mới đáng kể.

 Chị Dolores có nhiều kinh nghiệm làm việc với người tình nguyện, và chị đã có lời khuyên sau :

“Những người tình nguyện đến làm việc với chúng tôi phải có đầu óc cởi mở và sẵn sàng làm bất cứ việc gì, vì đó là cách Thiên Chúa muốn mọi người như vậy. Đa số công việc là phụ giúp các tu sĩ nam nữ trong tinh thần của mẹ Tê-rê-sa và Dòng Thừa Sai Bác Ái, vì phương cách của chúng tôi thì khác với thế giới bên ngoài hay những tổ chức bác ái khác. Cách của chúng tôi thì đơn giản và những người đến giúp đỡ và chia sẻ cong việc phải cùng làm việc với chúng tôi. Thí dụ, khi tôi nói : ‘Hãy đem bệnh nhân này đến bệnh viện’ hay ‘Hãy tắm cho họ’, thì người tình nguyện phải thi hành ngay vì chúng tôi không theo những quy tắc nhất định. Tuy nhiên, những người đến giúp chúng tôi họ thật siêng năng làm việc.”

Chị Theresina ở Luân-đôn đồng ý :

“Người tình nguyện giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi và chúng tôi có thể trông nhờ vào họ cho đến mức độ nào đó, dù rằng chúng tôi luôn sẵn sàng để tự tay làm mọi việc. Nếu chúng tôi cần người tình nguyện giúp đỡ thì chúng tôi cầu xin và nếu không có ai đến thì chúng tôi yêu cầu người nghèo giúp chúng tôi, và họ rất vui vẻ để thi hành. Chúng tôi luôn thu xếp trong phương cách đơn giản, chúng tôi nấu ăn và phân phát. Điểm chính yếu là tiếp tục phục vụ, giúp đỡ, và nếu có người tình nguyện thì công việc của chúng tôi có hiệu quả hơn.”

 Sau đây là nhận xét của một người tình nguyện về việc bạn có thể vừa cho vừa nhận khi giúp đỡ. Cô Mary là một bác sĩ làm việc với chúng tôi ở Kalighat trong một thời gian :

“Thử tưởng tượng bạn đến một chỗ nào đó và được bảo rằng : ‘Hãy đem người này đi tắm’. Đó là điều kiện tiên quyets không thể tin được mà bạn không phải nói bạn là ai, những gì bạn phải có là ý muốn giúp đỡ. Đó là một trong những điều mà Mẹ muốn – để người ta tiếp xúc với người nghèo. Nó có lợi cho chúng ta cũng như cho người nghèo. Chúng tôi đã vượt qua sự chia cách lớn lao này. Nó không phải là ‘hàng triệu’ người, nhưng là người bạn tiếp xúc với.”

Tin liên quan