Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Ban Truyền Thông DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI CHÚA KITÔ
Slideshow Trang chủ
Slideshow Trang chủ
PHỤNG VỤ
Phút Cầu Nguyện Cuối Ngày
by LM. Leo Huyến
Một khách du lịch nhân lúc mệt mỏi trưa vắng đã ghé vào túp lều tranh của vị thừa sai trong một làng xa xôi hẻo lánh tại Ấn Độ. Bước vào lều, người khách chỉ thấy có cái chõng tre trải chiếu sơ sài, cái bàn các ghế cũng bằng tre với đống sách trong góc nhà.
KHÁCH DỌN ĐƯỜNG
Anh không hiểu sao một linh mục thừa sai mà sống đơn sơ nghèo khó đến thế, có thể nói được khắc khổ nữa là khác. Anh ngạc nhiên hỏi linh mục:
-Thưa cha, đồ đạc của cha chỉ có bấy nhiêu đó thôi sao?
Vị thừa sai mỉm cười đáp:
-Vậy chớ đồ đạc anh bao nhiêu? Chỉ có chiếc ba lô nhỏ đó chớ gì!
Anh thành thật đáp:
-Nhưng con chỉ là khác du lịch. Con đi đường vài ngày, đâu cần mang theo đồ đạc nhiều. Còn cha ở luôn đây.
Vị thừa sai hóm hỉnh nói:
-Anh là khách đi đường. Tôi cũng thế. Tôi chỉ là khách dọn đường...
+ + +
Đúng thật vị thừa sai là khách dọn đường. Ngài được Chúa sai đến đây dọn đường cho dân làng biết Chúa, đến với Chúa, lãnh nhận ơn cứu rỗi của Chúa. Và để dọn đường đắc lực cho Chúa đến, ngài đã noi gương thánh Gioan Tiền Hô sống khó nghèo, hy sinh.
Phải chăng vị thừa sai và thánh Gioan Tiền hô dạy chúng ta: muốn dọn sẵn đường hco Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đến cứu chúng ta, chúng ta phải hy sinh từ bỏ tất cả những gì là chướng ngại vật. (Theo "Cầu nguyện cuối ngày", tập I)
ÔNG CHỦ VÀ NGƯỜI NÔ LỆ
Một ông chủ có người nô lệ. Nguời này thương chủ bao nhiêu thì ông chủ cũng thương lại bấy nhiêu. Cả hai sống rất hài hòa thuận thảo với nhau.
Ngày nọ có một học giả biết được việc đó, nên tìm gặp ngưòi nô lệ và nói:
-Nầy bạn, bạn cứ cam chịu làm nô lệ mãi sao? Bạn không thấy chủ bạn có đầy đủ tất cả, còn bạn không có gì, lại phải lao nhọc phục dịch chủ, Giả như được làm chủ, bạn sẽ hạnh phúc hơn.
Người nô llệ suy nghĩ một lúc rồi đáp:
-Hiện tại chúng tôi cũng sống hạnh phúc với nhau.
Học giả li ền gợi ý:
-Bạn hãy thử đề nghị với ông chủ: ông ta sẽ xuống làm nô lệ, còn bạn làm chủ xem sao.
Tuy không thích, nhưng người nô lệ cũng làm thử theo đề nghị của học giả. Sau khi bàn luận, hai người đồng ý trao đổi với nhau: chủ xuống làm nô lệ, nguời nô lệ lên làm chủ. Nguời chủ đến ở trong túp lều tồi tàn của người nô llê, ngày ngày chăm sóc vườn tược và súc vật. Nguời nô lệ đến ở trong cung điện giàu sang, ngày ngày ngắm hoa và yến tiệc.
Một thời gian sau, học giả trở lại kiểm chứng về cuộc thí nghiệm của ông ta. Ông hỏi nguời nô lệ:
-Bạn thấy tối nói đâu có sai. Bây giờ bạn có vẻ hạnh phúc hơn trước nhiều.
Người nô lệ thản nhiên đáp:
-Thành thật mà nói. Tôi không thấy hạnh phúc gì hơn.
Thất vọng, học giả liền tìm đến với người chủ trước đây. Ông chân thành thố lộ:
-Căn nhà tôi hiện giờ tuy chật hẹp tồi tàn, nhưng tôi cảm thấy ấm cúng hơn.
Bấy giờ học giả mới nhận thức:
-Như thế không có khác biệt giữa giàu nghèo, khi người ta sống hài hòa thân thiện và yêu thương.
+0+0+0
“Của cải vật chất là phương tiện cần thiết cho chúng ta sống xứng với phẩm giá của mình cũng như đạt đến cứu cánh vĩnh cửu. Bao lâu còn làm phương tiện , của cải còn phục vụ con người , Nhưng một khi nó trở thành cứu cánh thì nó sẽ làm chủ sai khiến con người.
Chúa Giê su cũng sống 33 năm ở thế gian như chúng ta. Người cũng có một thân xác phải nuôi sống như chúng ta . Nhưng Người đã cho chúng ta thấy đâu là thái độ phải có đối với của cải. Người có thể có tất cả mọi sự, nhưng Người đã chọn sống khó nghèo. Người có thể sử dụng mọi sự, nhưng Người đã chọn hy sinh từ bỏ để xây dựng Nước Trời cho chúng ta, đúng như Lời Người dạy chúng ta trong Tin Mừng hôm nay:
“Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở Vĩnh cửu” (Lc 16,9).
Thực hiện lời giáo huấn của Tin Mừng hôm nay, Người Kitô hữu sống như chính Chúa Giê su đã sống: Không tôn thờ của cải vật chất trong cuộc sống nầy, nhưng sử dụng nó làm phương tiện xây dựng Nước Trời. (Theo “phút cầu nguyện cuối ngày”, tập IV).
TIẾNG CHIÊN CON
Một buổi chiều đông giá rét, có người đốn cây trên đồi trở về vui với gia đình trong đêm Giáng sinh, sau bao ngày lao động xa cách gia đình...
Bỗng một cơn bão nổi lên, sấm chớp nổ vang trời, mưa đổ xuống như thác lũ... Anh đang chạy tìm chỗ trú ẩn thì một tiếng sét long trời nổ bên tai, cành cây đổ xuống trên mình anh, máu từ đầu chảy xuống, và anh ngã gục, nằm chờ tử thần!..
Có tiếng bê-bê từ đâu vọng lại. Đó là tiếng một con bê con đang gặp nạn như anh. Thọat đầu anh làm ngơ vì kiệt sức. Nhưng tiếng kêu mỗi lúc một tha thiết khiến anh tự nhủ: "Mình chỉ muốn chết, nhưng con bê kia muốn sống và chắc chắn nó đang cần mình". Thế thì anh cố chỗi dậy, đi theo tiếng chiên kêu.
Anh tìm được nó trong một cái hang. Nó cũng bị thương và lạnh buốt. Anh ẵm nó vào lòng ngực để sưởi ấm cho nó". Một sức sống mới đang vươn lên trong thân xác yếu ớt của anh. Anh cảm thấy muốn sống và muốn sống hơn bao giờ hết".
+0+0+
Chúa đến viếng thăm chúng ta, nên ánh sánh hy vọng của sự sống là bảo chứng của ơn cứu rỗi và là chiến thắng tiêu diệt sự chết..
"Chính lúc chúng ta có can đảm cởi mở tâm hồn đi đến với người khác đang cần được yêu thương giúp đỡ là lúc chúng ta sẽ được nhận lãnh sinh lực mới, sức sống mới, để sưởi ấm sự lạnh lẽo và giải thoát chúng ta khỏi cơ cực lầm than. (Theo "phút cầu nguyện cuối ngày", tập I)
DỌN MÌNH SẴN HẾT
Một chủ nông trại lớn thiếu người chăm sóc đàn vật của mình. Sáng sớm ông ra đường phố tìm người. Ông nhất định tìm cho được một nguời cần mẫn, biết lo mọi việc sẵn sàng đâu vào đó...
Ông gặp một thanh niên trạc tuổi 20. Ông hỏi anh có quen việc đồng áng chăn nuôi không. Anh trả lời:
-Dạ con quen làm các việc đó lắm. Con có thể ngủ yên trong những đêm mưa to gió lớn nữa.
Ông chủ không hiểu anh nói gì nên bỏ đi, Nhưng đi mãi tới chiều không kiếm được ai, ông thất vọng trở về... Và kìa, ông lại gặp cậu thanh niên lúc sáng. ông gọi anh theo làm cho ông. Anh ta mừng rỡ nói với ông như lúc sáng:
-Ông chủ an tâm. Con có thể ngủ yên trong những ngày đêm mưa to gió lớn.
Ngày qua ngày, anh thanh niên vẫn chăm sóc đàn vật chủ giao phó. Bỗng một đêm trời sấm chớp. Gió bão ồn ào... Ông chủ đang ngủ giựt mình chỗi dậy, lo sợ cho đàn vật. ông chạy nhanh ra chuồng, thấy anh thanh niên vẫn ngủ yên trên gác. Vừa tức giận vừa lo sợ, ông vội mở cửa bước vào, thấy mọi sự đâu vào đó, đàn vật vẫn yên ổn... Sở dĩ được như thế là vì người thanh niên mỗi ngày đều chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bão to có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế khi có gió to bão lớn, anh không sợ mà vẫn ngủ yên, và đàn vật vẫn an toàn...
+++
Mùa vọng là mùa Chúa kêu gọi chúng ta tỉnh thức, chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp Chúa đến cứu độ chúng ta. Tỉnh thức, chuẩn bị sẵn sàng là lo chu toàn bổn phận hằng ngày như người thanh niên trên đây. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập 1).
TÌM CHÌA KHÓA THIÊN ĐÀNG
Có ông vua giàu có quyền thế. Sau khi đã chinh phục các quốc gia láng giềng và những gì vua ưa thích, vua cũng chưa lấy làm mãn nguyện. Vuaước mong tìm được chìa khóa mở cửa thiên đàng. Vua sai các quan tuớng đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng chỉ tốn của uỏng công vô ích. Sau cùng nhà vua quyết định đích thân đi tìm. Ngày nào vua cũng lặn lội, dầm mưa dãi nắng tìm kiếm. Đến một hôm, vua cỡi ngựa đến trước một bức tường cao, cổng sắt kiên cố. Trước cổng có thien thần canh gác cẩn mật. Vua liền xuống ngựa, đến với thiên thần trình thật:
-Tôi không thể an tâm nhắm mắt, nếu không tìm được chìa khóa mở cửa thiên đàng. Xin thiên thần thương giúp tôi.
Thiên thần cười nói:
-Thực ra trên đời nầy, có rất nhiều thứ chìa khóa mở được cửa thiên đàng. Có thể nó ở ngay dưới chân vua. Muốn tìm dược, nhà vua phải bền tâm chịu khó tìm kiếm.
Nghe nói thế, nhà vua cố gắng chịu khó tìm kiếm, nhưng tìm mãi không được. Bỗng ngày kia đang lúc đi trong rừng, nhà vua vấp phải một cây nhỏ bé sắp tàn héo bên vệ đường. Vua liền nhổ cây sắp chết đó đem về hoàng cung, tự tay trồng lấy và chăm sóc hàng ngày. Các quan thấy thế thì ngạc nhiên nói với vua:
-Sao hoàng thượng bận tâm đến một cây nhỏ bé héo tàn đến thế? Chắc gì nó sống được? Và dù nó có sống đi nữa, thì với tuổi của hoàn thượng, hy vọng gì được nghỉ dưới bóng nó, hoặc hưởng được bông trái của nó?
Nhà vua thản nhiên trả lời:
-Tuy trẫm không còn sống để hưởng , nhưng một ngày nào đó, sẽ có người được nhờ bóng mát của nó, được thưởng thức hoa trái thơm ngon của nó là đủ cho trẫm cảm nhận được hạnh phúc rồi.
Vừa nói xong, nhà vua liền thấy ngay trước mặt chiếc chìa khóa mở cửa thiên đàng.
+++
Tin cậy mến là chìa khóa mở cửa thiên đàng đã được trao ban cho người Kitô hữu ngày họ lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
Nhà vua trong câu chuyện trên đây tưởng có thể tìm được chìa khóa mở cửa thiên đàng bằng tiền bạc của cải hoặc bằng uy quyền chức tứơc nên đã chịu khó chịu cực chiếm cho được nhiều nước nhiều của, nhưng ông ta hoàn toàn thất bại. Lòng ông ta còn khao khát cái gì cao quý đẹp đẽ hơn.
Nhờ ông ta biết tự hạ, khiêm tốn thực thi lòng tin cậy mến, mà thỏa được lòng khao khát của mình là tìm được chìa khóa mở cửa thiên đàng. Việc làm của nhà vua tuy bé nhỏ đơn sơ, nhưng nó biểu hiện niềm tin cậy mến của người tín hữu trong đời sống thực tế thường ngày.
Tin nhận Chúa Giê su là Đấng cứu độ nhân loại. Trông cậy người “phấn đấu qua được cửa hẹp”. Lòng mến làm cho cây nở hoa sinh trái đúng thời giờ của mình và lòng bác ái nghĩ đến lợi ích cho tha nhân. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập 1).
TỈNH THỨC CẦU NGUYỆN
Cha Anthony de Mello, giảng viên nổi tiếng người Ấn độ kể:
Một hôm con trai của Giáo chủ đạo Bà Hai bên Ấn độ được mời vào một gia đình khá giả. Bà chủ nhà vốn có lòng hiếu khách, trổ tài nấu ăn cho vui lòng khách quý.
Tiếc thay khi dọn cơm lên, bà khiêm tốn xin lỗi khách, vì cái mùi khen khét của các món ăn. Bà phân trần:
-Vì muốn bữa ăn thật ngon nên trong khi nấu nướng, tôi lo cầu nguyện nên quên chú tâm vào việc nấu ăn.
Vị khách mỉm cười đáp:
-Việc cầu nguyện là điều rất cần và rất tốt. Nhưng lần sau khi làm bếp, bà hãy cầu nguyện với quyển sách dạy nấu ăn hơn là cuốn Kinh Thánh.
+++
"Câu nói của vị khách diễn tả một sự thật rất thực tế. Cầu nguyện không phải bỏ trách nhiệm, cũng không ỷ nại vào quyền năng Thiên Chúa rồi khoanh tay lười biếng. Cầu nguyện giúp chúng ta đạt được những gì mà sức hạn hẹp của chúng ta không thể thành công được.
Mùa vọng, Chúa kêu gọi chúng ta cầu nguyện để xin Chúa giúp chúng ta thấy thân phận hèn mọn tội lỗi của mình và hỗ trợ chúng ta sám hối canh tân, để được đứng vững trong ngày Chúa đến thẩm xét. . (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập 1).
CHÚNG CON LÀ ÁNH SÁNG
Truyện cổ Tây phương kể về một vùng trái đất bất ngờ bị thiếu ánh sáng.
Mặt trời không mọc lên, khắp nơi tối tăm mù mịt. Dân chúng đổ xô đến nhà ông Trai nô mua diêm quẹt và đèn cầy, vì họ biết ông có một kho chứa những thứ đó. Nhưng dân càng yêu cầu ông càng từ chối không bán ra.
Ngày qua ngày, dần quen lần với bóng tối, không cần đến diêm quẹt và đèn cầy nữa. Lúc đó Trai nô mới ý thức sự ích kỷ của mình. Ông mở kho, mời gọi mọi nguời tự do đến lấy diêm quẹt và đèn cầy về xài. Nhưng họ trả lời: "Chúng tôi quen sống trong bóng tối rồi. Chúng tôi không cần ánh sáng nữa!..."
+++
Lời mời gọi của Chúa Giê su mãi còn vang dội: "Chúng con là ánh sáng thế gian".
Mỗi Kitô hữu là ánh sáng của Chúa, là hiển linh của Chúa. Đây không phải là một vinh dự, mà là một trách nhiệm, Chần chờ hay bỏ qua một việc tốt, một gương sáng mà mình có thể làm được sẽ làm thiệt hại anh chị em trên đường tìm đến Chúa trong ngày lễ Hiển Linh của Người... (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập 1).
VUA CHÂN LÝ, LỄ CHÚA KITÔ VUA
Lúc đó, tổng trấn Philatô trở vào dinh cho gọi Đức Giêsu và nói với Người.
-Ông có phải là Vua dân Do thái không?
Đức Giêsu đáp:
-Ngài tự ý nói điều ấy, hay những ngừơi khác đã nói với ngài về tôi?
Ông Philatô trả lời:
-Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi, ông đã làm gì?
Đức Giêsu trả lời:
-Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu, không để tôi bị nộp cho người Do thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.
Ông Philatô liền hỏi:
-Vậy ông là Vua sao?
Đức Giêsu đáp:
-Chính ngài nói tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều nầy: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. (Ga 18,33-37)
+0+0+
“Tôi là vua, nhưng là vị Vua cai trị trong chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe Tôi và thuộc về Tôi và là thần dân của Tôi”.
Chúa Giêsu là Vua, không phải một vị Vua chiêu mộ binh lính để lật đổ ách thống trị Rôma mà hiện thân là Philatô, đại diện hoàng đế Cêsa. Đó chỉ là vua thế gian, chỉ có quyền lực nhỏ bé, chỉ cai trị một lãnh thỏ hạn hẹp. Vua Kitô của chúng ta cai trị với quyền lực vô biên, vương quốc Người là cả một vũ trụ bao la, hữu hình và vô hình. Đó là vương quốc của chân lý, Chân lý đây chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập thể để cứu độ sinh linh. Chân lý đây chính là con Người Chúa Giêsu. Người đã tuyên bố rõ:
“Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Người là Đường dẫn chúng ta đến đức tin: đức tin đưa chúng ta đến chân lý: và chân lý đem chúng ta đến cõi phúc muôn đời.
Một khi chúng ta đã trở nên thần dân của Vua chân lý, chúng ta cũng phải làm chứng cho chân lý nhà vua chúng ta; Người sinh ra trong thế gian để làm chứng cho chân lý; chúng ta là thần dân của Người, chúng ta làm chứng Người cho anh chị em đồng bào đồng loại chúng ta, để họ tin kính Người, đi theo Người vào cõi sống trường sinh. (theo “Phút Cầu nguyện cuối ngày”, tập I).
NGƯỜI HẠNH PHÚC THẬT
Trong tác phẩm : "Người nghèo của Chúa", có câu chuyện về thánh Phanxicô Adxidi:
Tôi và bạn tôi đến một thành phố nhỏ. Bạn của tôi chính là bạn thân với thánh Phanxicô Axidi từ thuở nhỏ. Tình cờ gặp lại thánh nhân, anh ta mừng rỡ chạy đến ôm ngài và hỏi:
-Anh Phanxicô! Ai đã khiến anh ra nông nỗi này?
-Chúa đã làm giúp tôi.
Bạn tôi ngạc nhiên hỏi tiếp:
-Bao nhiêu đồ dùng sang trọng của anh, bao nhiêu áo quần đẹp đẽ của anh, cả cái lông chim đỏ gắn trên mũ của anh thở nào, sao mất hết cả rồi? Và mấy chiếc nhẫn vàng trên tay anh nữa?
-Satan đã cho tôi, Tôi trả lại cho nó.
Bạn tôi nhìn từ đầu đến chân vị thánh. Anh không thể tưởng tượng được người bạn hào hoa phong nhã ngày nào của anh, bây giờ mũ cũng không còn, giày dép cũng không. Cảm xúc đến rơi lệ, anh hỏi:
-Nầy anh Phanxicô, anh từ đâu đến?
-Từ một thế giới khác.
Chính thánh Phanxicô Axidi đã thực hiện Lời Chúa Giêsu trong Tin mừng Luca 14, 25-33 "bỏ hết mọi sự theo Thầy" làm môn đệ của Chúa.
+0+0+
Giai thoại trên đây gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về hạnh phúc đích thật của con người. Xem ra con người dọi theo cái bóng hạnh phúc hơn là chính hạnh phúc. Có người không hạnh phúc nằm trong giàu sang; có người lấy danh vọng làm hạnh phúc; có người tìm kiếm hạnh phúc trong lạc thú. Nhưng kinh nghiệm cho thấy; tất cả chỉ là ảo ảnh. Tiền bạc, quyền bính, danh vọng, lạc thú, cuối cùng rồi chỉ làm cho con người thất vọng chán nản ê-chề.
Là Đấng đã đặt trong trái tim con người hạnh phúc, nên chỉ có Thiên Chúa mới chỉ cho con người biết đâu là hạnh phúc đích thực. Chính Chúa Giêsu là hiện thân của niềm hạnh phúc đích thực đó. Và Người chính là con người duy nhất trên trần gian đã đạt được nguồn hạnh phúc đích thực đó. Người dạy cho chúng ta biết: hạnh phúc đích thực không tìm được trong tiền tài, danh vọng, lạc thú, chức quyền, Sống hạnh phúc là sống như Chúa Giêsu, là sống một cuộc sống hy sinh bỏ mình, vác thập giá hàng ngày: là sống hoàn toàn cho Thiên Chúa và tha nhân". (theo "Phút cầu nguyện cuối ngày" tập II)
NĂM MỚI KHANG AN HẠNH PHÚC
Một giáo sư cho đăng quảng cáo trên tờ báo ở New York nước Mỹ như sau:
“Tìm một số phi hành gia để thực hiện một chuyến du hành vũ trụ, chuyến đi sẽ kéo dài 12 tháng bên ngoài quỹ đạo trái đất, khi chuyến bay kết thúc, quý vị sẽ trải qua 240 năm”.
Biết tin trên, 164 người đã ghi danh du hành. Giáo sư liền tổ chức buổi nói chuyện, giải thích rõ hơn về cuộc du hành. Ông nói:
-Khi quí vị trở về trái đất, quí vị chỉ già hơn một tuổi, nhưng thời gian đó sẽ dài bằng một triệu ngày trên mặt đất. Nói cách khác khi trở lại trái đất, quý vị sẽ không còn gặp lại bất cứ người nào đã từng sống với quý vị bây giờ.
Sau lời giải thích đó, tất cả 164 người đều rút tên khỏi danh sách. Thế là không còn ai tham gia cuộc du hành vũ trụ của ông.
+0+0+
Chúng ta bắt đầu một Năm Mới, cùng với lời nguyện chúc cho nhau đuợc trường thọ, khang an, hạnh phúc.
Được sống lâu là ước mơ của mọi người. Bao lâu còn sống là còn ước mong được sống trường thọ, nhưng sống lâu chưa hẳn đem lại cho con người khang an, hạnh phúc. Sống lâu mà bệnh hoạn, cô đơn càng thêm khổ đau cho con người. Thế nên cùng với “trường thọ”. Năm Mới chúng ta phải nguyện chúc cho nhau được “Khang an hạnh phúc’.
Một trăm sáu mươi bốn người đã ghi tên vaò cuộc du hành vũ trụ trên đây đã bỏ cuộc, khi biết lúc trở về trái đất, họ không còn gặp lại những người đã từng sống với họ, nhất là những người đã từng sống với họ, nhất là những người thân yêu trong gia tộc. Ra khỏi trái đất trong vòng 12 tháng để được sống thêm 240 năm làm gì, nếu đã mất hết những người thân yêu?
Như thế “khang an hạnh phúc” chỉ thực sự có được trong tương quan với người khác. Con người chỉ cảm thấy khang an hạnh phúc khi mối quan hệ giữa họ được hài hòa trong tình tương thân tương ái.
Do đó, muốn cho Năm mới chúng ta được khang an hạnh phúc, chúng ta cần đóng lại các cửa thất bại khổ đau, của những sứt mẻ bất hòa, thù hận. Càng nuôi dưỡng những tâm trạng đó, chúng ta càng đày đọa mình trong bất hạnh khổ đau.
Nhứt là chúng ta cần đóng lại những cánh cửa của vấp ngã lỗi lầm của chúng ta trong năm cũ. Chúa luôn sẵn sàng tha thứ lỗi lầm sai trái của chúng ta, với điều kiện là chúng ta phải biết tha thứ cho mình và cho tha nhân. Tha thứ cho mình là không thất vọng về những bất toàn thiếu sót của mình. Tha thứ cho tha nhân là nối lại mối dây giao hảo tốt đẹp với mọi người. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập II).
VÀO THIÊN ĐÀNG THAY BẠN
Một người giầu khô khan đạo hạnh, thường nói với vợ con mỗi khi bà và các con sửa soạn đi nhà thờ tham dự thánh lễ:
-Em và các con đi nhà thờ dự lễ và cầu nguyện thay thế cho anh.
Và mỗi khi có bạn hữu khuyên nhủ về việc đạo, ông cũng trả lời với họ là ông không cần đi nhà thờ đọc kinh dâng lễ, vì có vợ con ông thay cho ông.
Một hôm ông mơ thấy ông và vợ đang đứng xếp hàng chờ vào thiên đàng. Và cửa thiên đàng mở ra. Mọi người vui vẻ bước vào. Tới phiên ông thì thiên thần bảo ông dừng lại và nói với vợ ông:
-Bà vào thiên đàng thay cho chồng bà.
Thế là chỉ có vợ ông được vào thiên đàng, còn ông thì phải đứng ngoài nhìn theo người vợ mà cảm thấy tủi phận nuối tiếc. Ông không dám kể giấc mơ đó cho vợ nghe, nhưng điều bà lấy làm lạ là từ Chúa nhật sau đó trở đi, thay vì nói với bà:
-Em và các con đi nhà thờ dự lễ và cầu nguyện thay cho anh,
Ông lại nói:
-Hôm nay, anh cùng em và các con đến nhà thờ dự lễ.
+++
Thời gian hiện tại là thời điểm Thiên Chúa len vào cuộc đời của bạn và qua bạn len vào cuộc sống thế giới, cuộc sống của toàn thể nhân loại. Nhưng Thiên Chúa không thể đi vào cuộc đời bạn, nếu không có sự đồng y của bạn. Thánh Au tinh nói: “khi tạo dựng ta, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng Ngài không thể cứu rỗi chúng ta nếu chúng ta không muốn”. Điều đó nói lên tinh thần trách nhiệm của mỗi nguời về hạnh phúc và phần rỗi của mình. Việc tốt việc xấu của người này có ảnh hưởng đến ngưòi kia, thế nhưng không thể vì thế mà chúng ta ỷ lại vào việc lành của người khác mà trốn tránh trách nhiệm của mình.
Mỗi giây phút hiện tại sẽ đi qua mà không bao giờ trở lại . Mỗi người chúng ta đang đứng trước tương lai và vận mạng của mình. Mỗi người phải sáng suốt lựa chọn sự sống hay cái chết, niềm hạnh phúc bất diệt hay thú vui chóng qua. Không ai có thể sống thay cho chúng ta, cũng chẳng ai chết thế chúng ta được. Không ai bị phạt thế chúng ta, cũng chẳng ai được lên thiên đàng thay chúng ta.
Chính câu chuyện trên đây đã chứng minh điều đó, và trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đã trao trách nhiệm cho mỗi người chúng ta. Chúng ta không thể nhờ ai khác:
“Thày trao cho con chìa khóa Nuớc Trời”.
Mỗi người đã được trao cho “chìa khóa nước Trời”. Phải tự mình mở cửa đi vào, chứ không ai mở dùm ai được. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”. tập II).
CHÚA CHỜ ĐỢI
Tại nhà thờ chánh toà ở Luân đôn thủ đô Anh quốc, có một bức hoạ rất nổi tiếng. Đó à bức hoạ có hình Chúa Giêsu đứng ngoài cánh cửa. Nhìn bức họa, chúng ta có thể hiểu ngay là Chúa Giêsu đứng ngoài cửa, người gõ cửa và đứng chờ tới khi có ai mở cửa cho Người vào. Bức họa đó có tên là "Ánh SÁng thế gian".
Ai có dịp đến Luân đôn đều ghé xem bức họa đó, giữa cảnh ồn ào náo nhiệt của một thành phố đông nhẹt người đi lại, dày đặc bụi bặm. Với thời gian, bụi bậm đó ngày càng bám voà bức hoạ làm cho nó dơ bẩn, Cha sở nhà thờ chánh toà đã nhờ thợ đến sửa lại bức hoạ quí hiếm đó. Bất ngờ họ khám phá điều mà từ rước đến giờ chưa ai thấy: Đó là dưới bức hoạ, hoạ sĩ có ghi hàng chữ:
"Lạy Chúa, xin tha lỗi cho con, vì con đã bắt Chúa đứng chờ lâu quá!..."
+++
Hàng chữ dưới bức hoạ quý báu đó nhắc chúng ta nhớ Lời Chúa Giêsu nói trong tin Mừng hôm nay: "Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình" (Lc , 24).
Chúa Giê su đã được Chúa Cha sai đến để cứu độ mọi người. Nhưng con người không tiếp nhận, con người từ chối không mở cửa cho Người. Không phải là một cánh cửa mà thôi, nhưng là tất cả những cánh cửa trong đời sống chúng ta: cánh cửa của quá khứ, của hiện tại và tương lai.
Cánh cửa thứ nhất là cánh cửa chôn giấu tội lỗi chúng ta trong quá khứ. Chúng ta không chịu mở ra cho Chúa tha thứ. Thật vậy, trong đời sống mọi người có biết bao điều xảy ra mà chúng ta không thể nào thay đổi được, như những bất trung, thât tín, phản bội! ... Dầu muốn dầu không thảm trạng vẫn còn đó, và đè nặng tâm hồn chúng ta. Phưong pháp duy nhất cứu giãn chúng ta là đón nhận Chúa Giêsu để Người tha thứ...
Quyết định mở cửa cho Chúa Giêsu để Người tha thứ là đón nhận Người chứ không từ chối như dân chúng trong Tin mừng hôm nay, để không còn tình trạng đói kém dữ dội "Như thời ngôn sứ Ệlia", cũng chẳng còn bệnh hoạn phong cùi như thời ngôn sứ Ê-li-sê. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập II).
MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI
"Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, vừa dưới nước lên thì kià các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán xuống: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người" (Mt 3,16-17).
Qua phép rửa sám hối Chúa Giêsu lãnh nhận bởi tay Gioan Tẩy giả ở sống Gióc đan, mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi được mạc khải cho chúng ta.
Chúng ta cũng được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúng ta làm dấu thánh giá tuyên xưng Chúa Ba Ngôi suốt đời: Khi chúng ta bắt đầu và kết thúc buổi đọc kinh cầu nguyện, lúc khởi sự và kết thúc một ngày chúng ta sống, khi chúng ta dùng bữa và dùng xong. Tắt một lời, chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi từ lúc vào đời đến lúc lìa đời. Cả cuộc sống chúng ta gắn liền với mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có sống mầu nhiệm này chưa? Hay đây chỉ là một tín điều để tin thôi.
+++
Mầu nhiệm "Một Chúa Ba Ngôi" được diễn tả trong Tin mừng hôm nay là để chúng ta sống hằng ngày trong đời sống chúng ta. Trong ánh sáng của mầu nhiệm này, chúng ta biết con người được hiện hữu là do Thiên Chúa và con người chỉ có thể sống cho ra người khi nào biết sống như Thiên Chúa. Thật thế, con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa là Tình Yêu , nên ơn gọi đích thực của con người là ơn gọi sống Yêu thương. Con người chỉ có thể sống sung mãn, sống xứng đáng làm người trong sự thông hiệp và trao ban. Trái lại, nếu sống ích kỷ sẽ chuốc lấy buồn khổ cho mình. Đó là chân lý nền tảng nhứt về con người mà Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta.
Lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có nghĩa là chúng ta nhập vào tình yêu của Chúa Cha, để rồi noi gương Chúa Giêsu và nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta sống cuộc đời chứng ta cho Chúa, bằng cách cố gắng chia sẻ tình yêu với tất cả mọi người. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày, tập III).
THEO CHÚA LÀ TỪ BỎ
Bức tranh “tiệc ly” của Chúa Giê su là một trong những tác phẩm danh tiếng của họa sĩ Leo Narđô de Vinci. Nhân vật chính là Đức Giê su và các tông đồ bao quanh.
Khi đem bức tranhnầy ra triển lãm, nhà danh họa đứng nép trong gốc phòng quan sát các người đến xem. Ông hết sức ngạc nhiên thấy điểm thu hút trong bức tranh không phải là gương mặt Đức Giêsu, mà là một cánh hoa nhỏ ông vẽ trong một gốc của bức tranh. Ông cảm thấy hối hận vì đã vẽ thêm cánh hoa đó, khiến mọingười không chú ý đến trọng tâm của bức tranh là gương mặt của Đức Giêsu. Ông liền dùng cọ bôi bỏ cánh hoa ấy. Ngay ngày hôm sau, mọi người đến xem tranh đều chăm chú dán mắt vào điểm trọng tâm của bức tranh là gương mặt của Đấng Cứu Thế.
+++
Theo Chúa là đặt Người vào trọng tâm của cuộc sống, là nhìn thấy Người trong mọi sự.
Chúa Giêsu không chỉ là một bậc thầy vạch đường cho người khác đi, nhưng chính Người là con đường duy nhất. Mọi người phải đi theo Người đến cõi phúc bất diệt. Như thế có nghĩa là phải từ bỏ tất cả để đi theo Người. Với các môn đệ đầu tiên, Người chỉ bảo “hãy theo Ta” là họ bỏ mọi sự theo Người. Bỏ tất cả đi theo Chúa, đó là đòi hỏi Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta trong Tin Mừng hôm nay.
Theo Chúa là tin rằng Người đang sống và sống thiết thực trong cuộc sống chúng ta. Do đó, kẻ theo Người phải luôn tỉnh thức nhận ra Người trong tất cả mọi sự và trong từng giây phút của cuộc sống. Và đi theo Chúa cũng có nghĩa là phải sống thế nào để mọi người nhìn vào đều nhận được gương mặt Cứu thế của Người. Một cuộc sống như thế chắc hẳn đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ, như nhà danh hoạ Vinci phải xóa bỏ cánh hoa đẹp trong bức tranh để cho mọi người chú ý đến gương mặt Chúa Giêsu. Cũng thế, người môn đệ phải sẵn sàng tháo gỡ và vứt bỏ những gì còn vướng mắc, và phải vứt bỏ dứt khoát, để chỉ để cho Chúa và làm cho mọi người nhận ra gương mặt của Người qua chính cuộc sống của mình. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập III).
LÀM CHO THÁNH GIÁ NÊN NHẸ
Một người đạo đức phàn nàn với Chúa đã trao cho thánh giá nặng. Xin Chúa cho đổi cây khác. Chúa cho vào nơi có đủ cỡ thánh giá để chọn.
Nhìn tới xem lui, anh thấy có cây thánh giá ngắn gọn liền chọn lấy. Nhưng vừa cầm lên đã vội bỏ xuống vì nặng quá. Anh thấy bên phải mình có cây thánh giá có vẻ hấp dẫn, vì thân nó tròn không có cạnh vuông khó vác. Anh mỉm cười thích thú đến nhận lấy. Vừa đặt lên vai thử, anh thấy nó cũng nặng như cây truớc lại thêm trơn truợt.
Thế là đã chọn hai lần mà chưa được thánh giá nào vừa ý. Anh xin Chúa cho chọn một lần nữa thôi. Chúa gật đầu đồng ý. Lần này anh kỹ lưỡng hơn vì là lần sau hết. Anh chậm rãi đi rảo tới rảo lui những hàng thánh giá được trưng bầy. Cuối cùng anh chọn được cây thánh giá vừa ý. Anh vác lên vai, cảm thấy dễ chịu, nên trình bày với Chúa anh chọn cây đó. Chúa mỉm cười bảo:
-Con hãy nhìn kỹ lại xem. Đó chính là cây thánh giá Cha đã trao cho con ngay từ đầu, và con đã than nặng xin đổi cây thánh giá khác.
+++
Chúa nhân từ đã xếp đặt cho mỗi người vác một thánh giá vừa sức lực của mình. Nếu cứ so sánh thánh giá nầy nhẹ, thập giá kia nặng thì chắc chúng ta phải chọn lựa thay đổi mãi như người đạo đức trong câu chuyện trên dây. Chính thái độ đón nhận của chúng ta làm cho Thánh giá nên nặng hay nhẹ. Điều quan trọng không phải là thánh giá nặng nhẹ mà tình yêu nhiều hay ít giữa người môn đệ và Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu mến Người hơn hết, hơn mọi tình yêu khác, kể cả tình yêu thiêng liêng đối với gia đình cha mẹ. Nếu chúng ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự và hơn hết mọi người, thì những gian lao thử thách trong cuộc sống rất nhẹ nhàng cho chúng ta.
Đó là kinh nhiệm mà các thánh đã truyền lại cho chúng ta. Các Ngài đã kính mến Chúa trên hết và hơn hết nên đã vui lòng chịu mọi hy sinh khổ cực vì Chúa và vì mọi người.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một cái nhìn xác thực về tình yêu của người môn đệ với Chúa Giê su:
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. (Mt 16,24).
Tình yêu đích thực đối với Chúa càng được thể hiện trong những hành động cụ thể, bằng cách “từ bỏ chính mình”, vác thập giá mình” vì Chúa. Như thế, người môn đệ sẽ trở thành Kitô khác đối với đồng loại của mình. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập II).
PHÉP LẠ THÁNH THỂ
Năm 1970, một toán chuyên gia người Ý đã thực hiện một cuộc phân chất trên bánh và rượu được biến thành Thịt và Máu Chúa Giêsu lưu trữ trong nhà thờ Thánh Phanxicô miền trung nước Ý.
Và cuộc phân chất đã đi đến kết quả: Máu được chứa đựng trong chén thánh thuọc nhóm AB, Thịt được chứa đựng trong chén cũng thật là thịt người, với tất cả đặt tính của máu thịt một người đang sống, mặc dù máu thịt này chỉ được cất giữ trong tình trạng tự nhiên không cần hóa chất hoặc kỹ thuật ướp xác nào.
Đó là phép lạ Thánh Thể xảy ra tại tu viện Thánh Phanxicô. Sự kiện như sau: một linh mục không có lòng tin mạnh mẽ. Càng ngày ông càng nghi ngờ bánh rượu được truyền phép không thực sự trở thành Mình Máu Thánh Chúa Giêsu.
Một buổi sáng, sau khi đọc lời truyền phép, ông thấy bánh rượu biến thành Mình Máu Chúa. Trong con xúc động sâu thẳm, vị linh mục thốt lên:
-Để đánh bại lòng cứng tin của tôi, Chúa đã tự tỏ mình trong Bí Tích Cực thánh này.
Và từ đó, Máu và Thịt Chúa Giêsu do phép lạ này đã được cất giữ, để củng cố lòng tin cho những ai nghi ngờ việc bánh rượu trở thành Mình Máu Chúa Giêsu.
+++
Hôm nay Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng ta, làm lương thực bổ dưỡng tâm hồn chúng ta. Bánh rượu được biến thành Mình Máu Thánh Người, mắt phàm không thấy được, phải lấy "đức tin bù lại".
Muốn được sống và sống muôn đời, mỗi người cần lãnh nhận thần lương Chúa ban. Và xin Chúa cũng biến cuộc đời chúng ta trở thành một cử hành Thánh Thể bằng sự phục vụ, quảng đại, hy sinh quên mình của chúng ta. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập II).
TÔI LÀ AI ?
Tu viện nổi tiếng vùng Gahary chỉ mở cửa thu nhận một thinh sinh duy nhất và một lần trong năm. Mỗi lần mở cửa thì cha bề trên đích thân phỏng vấn ứng sinh và chỉ hỏi một câu duy nhất. Trong số những thanh niên trong vùng chuẩn bị thi vào tu viện có cậu Ramin đã dành 5 năm liền chuẩn bị. Cậu cố gắng đọc nhiều sách vở và nhờ nhiều thầy tài đức chỉ dẫn... Rồi ngày thi đến, Ramin tin chắc sẽ trả lời được câu hỏi cha bề trên sẽ hỏi, nhưng dù sao cũng hồi hộp. Và cha bề trên chỉ hỏi một câu:
-Con hãy tự hỏi: "Tôi là ai?" Và trả lời cho cha biết.
Ramin lặp lại câu hỏi: "Tôi là ai?"... nhưng rồi không biết trả lời thế nào đành rút lui.
+++
Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giê su đã giúp cho thánh Phêrô nhận biết ông là ai, khi Chúa cho ông lưới được mẻ cá lạ lùng. Khi thấy mẻ lưới quá nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. "Ông Phêrô sấp mặt dưới chân chúa Giêsu và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi" (Lc 5,8).
Ý thức về thân phận mình và sống đến cùng thân phận đó là cả một cuộc chiến đấu cam go, thánh Phêrô đã cảm nghiệm thân phận yếu hèn tội lỗi của mình qua mẻ cá bội thu, nhứt là khi chối Chúa ba lần. Cả cuộc đời lưới người của thánh nhân chỉ thu hoạch được kết quả khi nhận thấy mình bất lực yếu hèn nên sống gắn bó với Chúa hơn. Càng thấy mình vô dụng thì càng hữu hiệu nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Ra đi khắp nơi lưới ngưòi, các môn đệ đã học được ở mẻ lưới lạ lùng và Lời Chúa Giêsu: "Không có thầy, chúng con không làm gì được" (Ga 15,5).
Như thế, Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Chúa. Người vẫn tiếp tục thực hiện những mẻ lưới lạ lùng, khi chúng ta nhận biết thân phận yếu hèn tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta bám sst vào Ngưòi, cậy dựa vào quyền năng vô biên của Ngưòi.
Trong cái nhìn của loài người, cái chết trên thập giá của Chúa Giê su là một bất lực thua thiệt. Nhưng đối với Thiên Chúa, cái chết đó là ơn cứu rỗi nhân loại, đem lại sự sống hạnh phúc vĩnh viễn choc on người. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập II).
ANH EM BẢO THÀY LÀ AI?
Cuốn phim “Đời con đẹp”, kể lại kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa tâm lý Victor Frank, bị tù đày trong các trại tập trung ở Ba-lan. Ông đã khám phá được chân lý quan trọng của cuộc sống con người : trong hoàn cản đau thương nghiệt ngã nào, con người cũng có hể tồn tại nhờ có tình yêu và lòng tin. Ông đã quan sắt phản ứng khác nhau của những bạn tù: có những người truớc khi nvào tù thì được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng lúc ngồi tù đã biểu lộ nguyên hình của kẻ đê hèn phản bội. Số người khác lúc đầu thể hiện bản lĩnh khác thương nhưng sau đó thì thất vọng ngã gục; và có số người âm thầm chịu đựng và tìm được ý nghĩa cuộc sống trong cảnh khốn khổ tột cùng tù tội.
Trong cuốn phim nói trên, bác sĩ Frank thố lộ; chính nhờ tình yêu đối với vợ mà ông vẫn muốn sống và sống cuộc sống có nghĩa, mặc dầu ông không biết vợ đang bị giam giữ ở đâu, còn sống hay đã chết. Không có gì có thể tách rời ông ra khỏi tình yêu đối với người vợ yêu dấu của ông. Chính tình yêu này đã mang lại hy vọng và sức mạnh giúp ông ta luớt thắng mọi nghịch cảnh và chịu đựng đuợc kham khổ gian lao đến ngày được giải cứu khỏi trại tập trung.
+++
Ý nghĩa và lẽ sống của bác sĩ Frank là tình yêu và niềm hy vọng được gặp lại người vợ thân yêu.
Ý nghĩa và lẽ sống của Người Kitô hữu chúng ta là chính Chúa Giêsu.
“Kitô giáo thiết yếu là một Con Người. Con người đó hôm qua, hôm nay và mãi mãi là một Người đang hiện diện và hoạt động trong Giáo hội và trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Đó là niềm tin, đọà sức sống và là lịch sử của Giáo hội hơn 200 năm qua. Đó là nguồn sống của biết bao tín hữu đi truớc chúng ta. Trong Người , họ tìm thấy y nghĩa cho cuộc sống, để có thể vui sống, nhứt là kiên trì cho đến cùng giữa những thử thách và bách hại. Tất cả đã sống niềm xác tín của thánh Phao lô trong thư gởi cho giáo đoàn Roma: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô? Phải chăng là gian truân khốn khổ, đói khát, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Nhưng chúng ta đã thắng tất cả nhờ Đức Kitô. Đó là niềm xác tín mà thánh Pherô tuyên xưng trong Tin Mừng hôm nay:
“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Chúa Giê su là Đấng cứu độ chúng ta. Người là Con Thiên Chúa hằng sống. Người ban cho chúng ta nguồn sống bất diệt... (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập II).
MẾN CHÚA VÀ YÊU NGƯỜI (Mt 22,34-40)
Một thanh niên bị công an tầm nả gắt gao. Trên đường tẩu thoát, anh xin tá túc trong một xóm đạo. Giáo dân che giấu anh tận tình. Nhưng thấy công an đến lục xoát, và hăm dọa nếu không bắt đuợc thanh niênđó, họ sẽ thêu rụi xóm đạo và giết chết hết nên giáo dân sợ tìm đến hỏi kiến Cha xứ. Cha vừa thương người thanh niên vừa sợ cho giáo dân nên không quyết định ngay được. Cha vào phòng đọc kinh thanh mong tìm được giải pháp. Cha tìm thấy lới ông Cai-pha nói về cái chết của Chúa Giê su: “Thà một người chết còn hơn cả một dân tộc bị tiêu diệt”.
Tin đó là Lời Chúa soi sáng, cha bảo giáo dân nộp người thanh niên cho công an và anh bị xử tử. Cái chết của người thanh niên mà cha biết đó là vô tội đã dày vò tâm trí cha. Cha giam mình trong phòng để sám hối.
Một sứ thần đến tra vấn cha. Cha đáp:
-Tôi đã nộp người thanh niên đó cho kẻ thù.
Sứ thần tiết lộ cho cha biết:
-Người thanh niên đó chính là Chúa Giêsu.
Lời tiết lộ của sứ thần làm cho cha càng bối rối thêm. Thấy vậy, sứ thần dẫn giải:
-Phải chi thay vì đọc kinh thánh, ông đến thăm người thanh niên, và nhìn vào mắt anh, ông sẽ nhận ra anh ta là ai.
+++
-Phải chi thay vì đọc Kinh Thánh, ông đến thăm người thanh niên, và nhìn vào mắt anh, ông sẽ nhận ra anh ta là ai.
Chắc chắn anh ta là Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu đã chẳng đồng hóa với tha nhân đó sao?
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bảo: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là “ngươi hãy yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22, 37-39).
Mến Chúa là thương người. Thương người là mến Chúa, vì Chúa đã đồng hóa với tha nhân, và mỗi người là hình ảnh Chúa. Chính vì thế, thánh Gioan đã xác quyết: “Kẻ nào bảo mình mến Chúa mà không thương người là nói dối. Vì tha nhân mình thấy trước mắt mà không thương thì làm sao mến Chúa mình không thấy được” (1Ga 4,20).
Câu chuyện trên đây nhắc chúng ta hai giới răn chính yếu Chúa Giê su dạy trong Tin Mừng hôm nay. Đó là “mến Chúa yêu người”. Không thể kính mến Chúa mà ghét bỏ con người. Cũng không thể yêu mến con người mà từ bỏ Chúa”.
Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người, để con người nhận ra mình trong anh em và mến người anh em như chính mình. Như thế “mến Chúa yêu người là một giới răn duy nhất cao trội”. Hễ kính mến Thiên Chúa là yêu thương anh em. Nếu không yêu thương anh em thì không thể nhìn nhận Thiên Chúa và kính mến Người được. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập III).
LÀM PHẬT KHÔNG DỄ
Thượng tọa Thích nhất Hạnh có kể giai thoại về Phật và ác thần Mara như sau:
Ngày nọ, phật bận việc dưới hầm, còn để tử Ạlnada đang đứng ngoài cửa. Bỗng ác thần Mara đến xin gặp Phật. Đệ tử Ạlnada hỏi:
-Ngươi không nhớ đức Phật đã đánh bại ngươi dưới gốc cây bồ đề sao? Người còn mang mặt đến làm gì nữa? Ngươi không xấu hổ sao? Cút đi, ngươi là kẻ gian ác, là kẻ thù của ngài.
Nghe thế, Mara cười ngất và bảo:
-Thế là ngươi bảo sư phụ ngươi cũng có kẻ thù à?
Alnada cảm thấy bối rối và tức giận lắm, nhưng cũng phải trình báo cho Phật biết có mara xin gặp. Anh hy vọng Phật sẽ từ chối, không ngờ ngài vui mừng muốn gặp. Ngài còn bảo anh pha trà đãi Mara. Anh không làm chút nào, nhưng vì là lệnh của sư phụ, anh không thể từ chối. Và anh nghe lỏm câu chuyện, Mara chán nản nói:
-Tôi mệt mỏi lắm rồi, vì đóng vai mara , tôi luôn phải nói gian dối, luôn pải làm điều xấu ác. Nhất là các đệ tử làm cho tôi hết chịu nổi. Chúng mở miệng ra là nói tới công bình, bác ái, hòa bình, giải phóng, bất bạo động. Tôi nghe mãi nhàm tai quá. tôi không chịu nổi nữa. Đã đến lúc tôi xin bàn giao lại cho ngài. Tôi muốn làm việc khác.
Đức Phật lắng tai nghe buồn bã nói:
-Bộ anh tưởng làm Phật khá hơn sao? Các môn đồ luôn đặt trên miệng tôi những lời mà tôi không bao giờ nói. Họ xây chùa tạc tượng tôi, đặt tôi lên bàn thờ để thu nhặt bánh trái tiền bạc cho họ. Tôi và giáo huấn của tôi đã trở thành đối tượng cho họ kiếm chác.
+++
Môn đệ của ác thần thì luôn nói nhân nói nghĩa, còn đệ tử của Phật thì tôn thờ đấng chỉ muốn sống siêu thoát, từ bỏ mọi sự. Đó cũng chính là cơn cám dỗ muôn đời của các Kitô hữu.
Trong Tin Mừng Luca 14,25-33 , Chúa Giêsu kêu mời môn đệ Người phải có thái độ dứt khoát:
"Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả mạng sống mình thì không thể làm môn đệ tôi, ai không vác thập giá mình mà theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được" (Lc 14, 26-27)
Chúng ta có thể theo làm môn đệ Chúa với các điều kiện triệt để như thế không? Chúng ta có thể chấp nhận hy sinh thử thách hằng ngày trong đời sống, sẵn sàng kính mến Chúa trên hết, kể cả cha mẹ vợ con và mọi người mọi sự không?
"Chắc chắn nếu không có ơn Chúa, chúng ta không thể sống theo Chúa cách triệt để dứt khoát như thế được. Chúng ta dễ dàng chạy theo thế gian và thỏa hiệp với sức mạnh của sự dữ... Làm môn đệ đích thực của Chúa Giêsu không phải là chuyện dễ. Người đã nói với chúng ta: "Nếu không có Ta, các con không làm gì được". Người còn bảo: "Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu thoát" (theo "Phút cầu nguyện cuối ngày" tập III)
HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ
Một ẩn sĩ trẻ được linh sư dẫn đến ngồi ở cổng làng, chào hỏi mọi nguời qua lại và mọi người cũng đáp trả niềm nở.
Ngày nọ có một người không để ý đến sự có mặt của thầy trò, mặc cho hai tu sĩ ngã đầu chào, người đó vẫn thinh lặng đi qua. Thấy thế, vị tu sĩ trẻ bực tức, nên linh sư giải thích:
-Con đừng thắc mắc làm chi. Có thể ông ta điếc hoặc quá bận việc.
Nhưng vị ẩn sĩ trẻ không bằng lòng vói lời giải thích đó. Thầy cả quyết người đó thiếu giáo dục, thiếu lễ độ.
Rồi một hôm người đàn ông đó cũng đi ngang qua trước mựt hai ẩn sĩ và cũng vẫn không đáp lại lời chào hỏi. Bỗng ông ta trợt chân té ngã, hai ẩn sĩ vội chạy đến đỡ dậy thì thấy hai túi áo rộng lớn của ông chứa đầy những viên đá cụi. Và hai thầy trò đã đưa ông về tận nhà thì được người vợ cho biết:
-Từ nhiều năm nay, ngày nào chồng tôi cũng đến bờ sông nhặt những viên đá cụi về xây đền thờ thần của chúng tôi, vì không muốn cho ai biết, nên chồng tôi cố giấu những viên đã đó trong người.
+0+0+
Câu chuyện trên có thể minh hoạ cho lời thánh Giacôbê trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Đức tin không việc làm là đức tin chết”.
Và thánh nhân nói tiếp: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”. Nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì?” (Gc 2,15-16).
Phải chăng thánh Giacôbê muốn nói với chúng ta: “Một đức tin không có hành động cụ thể của bác ái là một đức tin chết” (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập III).
THIÊN CHÚA CÔNG BÌNH
Một hôm Thiên Chúa đi vào thiên đàng. Ngài ngạc nhiên thấy tất cả những người chết đều được vào đó cả, không ai bị sa hỏa ngục. Ngài suy nghĩ phải chăng Ngài không phải là Đấng công bình vô cùng. Ngài gọi sứ thần Gáp-Riên đến và bảo:
-Con hãy tập trung mọi người đến trước mặt Ta. Đọc cho họ nghe 10 giới răn của Ta.
Sứ thần đọc giới răn thứ nhất và Chúa phán bảo:
-Những kẻ nào phạm giới răn thứ nhất, hãy xéo khỏi mặt Ta, đi vào hỏa ngục ngay.
Một số người từ từ rời khỏi đám đông và buồn bã khóc lóc đi vào hỏa ngục. Và sứ thần đọc tiếp các giới răn khác, cứ sau mỗi giới răn đều có số người rời khỏi đám đông và than khóc đi xuống hỏa ngục. Sau cùng chỉ còn lại có một người, người đó là một ẩn sĩ già.
Thấy vậy, Thiên Chúa hỏi sứ thần:
-Chỉ có một người này được vào thiên đàng sao ?
Nói xong, Ngài bảo sứ thần gọi đám đông lại và cho họ trở vào thiên đàng. Thấy đám đông tội lỗi xấu xa thế mà Chúa lại tha thứ cho trở lại thiên đàng, vị ẩn sĩ tức giận nói với Chúa:
-Chúa không phải là Đấng Công Bình !. . .
+0+0+
Thiên đàng chính là ngôi nhà của tha thứ, của quảng đại khoan dung. Tha thứ khoan dung của Thiên Chúa dành cho con người và tha thứ bao dung của con người dành cho nhau.
Thiên Chúa đã ví Thiên đàng như một bữa tiệc, trong đó từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc, địa vị, giàu nghèo, nhứt là không phân biệt bạn thù đều đồng bàn với nhau. Thiên đàng ấy không chỉ ở đời sau mà bắt đầu ngay tại đời nầy. Mỗi khi con người biết tha thứ nhân hậu với nhau, mỗi khi họ chấp nhận đồng hành với nhau, sống khoan dung rộng lượng với nhau là lúc thiên đàng được rộng mở…
Chúa Giêsu đã mở cửa thiên đàng đó cho những người làm vườn nho trong Tin Mừng hôm nay (Mt 20, 1-16). Những người sau chót chỉ làm có một giờ, thế mà Chúa cũng cho họ vào thiên đàng như những kẻ đã làm việc nặng nhọc cả ngày. Như thế làm sao khỏi bị ganh tức.
Nhưng Chúa Giê su còn mở cửa thiên đàng khi Người đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi, những ngưòi bị xã hội loại bỏ, và nhứt là khi Người tha thứ cho những kẻ đã giết treo Người trên thập giá. Vì ngôn sứ Isaia đã xác quyết: “Trời cao hơn đất bao nhiêu thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi bấy nhiêu” (Is. 55,9) (Theo “phút cầu nguyện cuối ngày”, tập III)
SỐNG CHẾT ÍCH KỶ
Văn sĩ nổ tiếng ngừơi Nga là Dostoievshy có kể câu chuyện sau đây trong một tách phẩm của ông.
Có người nữ giàu sang sống rất ích kỷ, chỉ lo cho mình về vật chất cũng như tinh thần, về việc đời cũng như việc đạo. Và bà ta chết, quỷ đến lôi bà xuống hỏa ngục, nhưng Thiên thần bản mệnh tìm cách cứu bà. Thiên thần âu lo vì lật gần hết sổ đời của bà mà không được một việc lành nào. Nhưng cuối trang sổ có ghi bà đã một lần khuyên mời người láng giềng trở lại đạo. Thiên thần mừng quá, trình lên Chúa. Chúa mỉm cười nói:
-Vì một việc lành đó, Ta sẽ cứu bà khỏi lửa hỏa ngục. Con hãy lấy một sợ dây thòng xuống biển lửa, bảo bà ta bám chặt vào rồi kéo lên trời.
Thiên thần làm theo Lời Chúa, thòng dây xuống biển lửa, và bảo bà:
-Hãy nắm chặt dây này, tôi sẽ kéo lên trời.
Bà liền nắm chặt sợi dây. Các tội nhân khác nghe thấy vậy liền nắm lấy tay chân bà, để được rời khỏi chốn cực hình. Người đàn bà ích kỷ này vẫn không chừa tật ích kỷ. Bà ta giẫy dụa hết sức cố y cho những người bám vào bà tuột ra, làm cho sợi dây bị đứt. Cả bà và những người kia đều bị rơi xuống biển lửa.
+++
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây cho chúng ta thấy: Chúa sẵn sàng thưởng công bội hậu cho những ai thi hành mệnh lệnh truyền giáo của Người trong Tin Mừng hôm nay: “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Cũng như có lần thánh Phero hỏi Chúa, kẻ theo giúp giảng đạo Chúa thì được gì. Chúa bảo họ sẽ được gấp trăm ở đời này và sự sống muôn đời.
Bà lão ích kỷ này chỉ một lần khuyên mời người láng giềng theo đạo mà cũng được Chúa cứu khỏi lửa hỏa ngục, nhưng vì thói ích kỷ mà lại phải trầm luân chốn cực hình.
mỗi người chúng ta đều liên đới với nhau, Việc làm của người này có ảnh hưởng đến người kia, nên việc được thưởng hay bị phạt cũng liên hệ với nhau. Chính tín điều “các thánh cùng thông công” dạy chúng ta điều đó.
Mỗi người đều có bổn phận phải đem ơn cứu rỗi của Chúa đến cho người khác, bằng lời cầu nguyện như thánh nữ Terexa Giê su Hài đồng, bằng biệc bác ái như Mẹ Thánh Terexa Calcutta, bằng gương tốt và lời khuyên bảo hằng ngày. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập IV).
TUỔI THƠ LÀ MẪU MỰC
Nhà thần bí học nổi tiếng của Ấn Độ là Ramah Chrisna thường kể câu chuyện như sau:
Ở ngôi l àng hẻo lánh thuộc bang Bengala, một quả phụ nghèo có đứa con trai thơ ngày ngày phải băng qua một khu rừng để đi học. Một hôm em nói với mẹ:
-Mẹ ơi, con không dám đi qua khu rừng một mình nữa. Mẹ tìm người đi với con.
Người mẹ nhìn con ái ngại nói:
-Con ơi! Nhà mình nghèo, làm