Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Video

Thống kê

LINH ĐẠO MẸ TERESA

BÁC ÁI TRONG HOẠT ĐỘNG

Trong phần này một số những người tình nguyện trên khắp thế giới chia sẻ cảm nghiệm của họ về những gì họ cảm nhận khi phục vụ người nghèo và những gì họ có thể làm cho chính cộng đồng của họ.

 

 

BÁC ÁI TRONG HOẠT ĐỘNG

 

 

 

Trong phần này một số những người tình nguyện trên khắp thế giới chia sẻ cảm nghiệm của họ về những gì họ cảm nhận khi phục vụ người nghèo và những gì họ có thể làm cho chính cộng đồng của họ.

Hầu hết những người tình nguyện đến Calcutta là để giúp đỡ người đau yếu và người hấp hối hay giúp đỡ những trẻ em ở trung tâm Shishu Bhavan. Họ là những người rất tốt đã cho đi cách rộng lượng. Nhiều người phải hy sinh nhiều khi đến đây, để chia sẻ trong việc yêu thương người nghèo, để cảm nhận sự gần gũi với Chúa Giê-su. Có mặt ở đây đối với một số người , đã cho họ một cơ hội để tình yêu Thiên Chúa được sâu đậm hơn. :

Donna

“Tôi được huấn luyện thành y tá và tôi ngưng làm việc ở Scotland, là nơi tôi sống, để đi du lịch. Khi tôi đang làm việc ở Sydney thì ý định giúp đỡ những sứ vụ của Mẹ Tê-rê-sa nảy ra trong đầu. Tôi không phải là người Công giáo – tôi được lớn lên theo đạo Tin lành Tô-cách-lan và cha tôi là người vô thần. Tôi quyết đinh sang nước Ấn là khi tôi xem phim Gandhi. Tôi không thích thú lắm về lịch sử nước Ấn cũng như triết lí của Gandhi và loại vị tha và đời sống khiêm tốn mà ông muốn nói lên. Tôi bị tò mò khi thấy sự liên hệ giữa triết lý của ông và của Mẹ Tê-rê-sa.

“Sau khi viết thư và được mời sang Calcutta, tôi bắt đầu làm việc trong nhà của các em, Shishu Bhavan. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Nhà Mẹ và những nhà khác là sự đơn giản và bình an của những nơi này. Nó như thiên đàng ở giữa những ồn ào và hôi hám mà tôi thấy trên đường phố ở Calcutta.

“Khi làm việc với dòng Thừa Sai Bác Ái có thể nói là cuộc đời tôi đãcó nhiều thay đổi – bạn không thể nào ở đó một thời gian khá lâu mà không có những biến chuyển trong đời. Tôi không còn kinh ngạc khi thấy những người nghèo và dơ bẩn, và bây giờ tôi thực tế hơn trong những ngì tôi có thể làm cho người nghèo. Tôi biết rằng khi về nhà, tôi sẽ tham dự vào công việc giúp đỡ người vô gia cư và sống với những nữ tu có đức tin mạnh mẽ đã an ủi tôi, giúp tôi thi hành công việc này – niềm vui và đức tin của hị đã lây lan. Dường như bất cứ ai đến đây và làm việc thiện nguyện đều cảm nhận một thông điệp và họ biến nó thành hành động khi trở về nhà. Hãy thi hành một điều gì, và đó là điểm chính của thông điệp, và chúng ta không phải tiếp tục đến Calcutta và cố trở nên giống như các nữ tu mới có thể làm được những điều ấy.”

 

Linda

“Tôi có cảm tưởng như là không phải chính tôi muốn đến Calcutta. Hầu như là tôi bị đẩy đến đó. Chắc chắn thế, tôi chỉ biết là đến Calcutta là một việc làm đúng nghĩa, đó là một lời mời gọi. Nhiều người đến làm việc tình nguyện ở Calcutta nghĩ rằng họ làm điều đó với ý thức, nhưng thật ra họ làm điều đó với mức độ khác hơn, sâu hơn. Từ những người tình nguyện tôi biết, tôi có thể nói là tất cả đều nghe một tiếng nói bên trong – nó đánh động họ để thi hành những công việc. Lúc đầu, tôi rất ái ngại về sự nghèo đối, ồn ào, và dơ bẩn của Ấn-độ và tôi lần tránh khoảng 1-2 ngày cho đến khi tôi quen được. Rồi tôi bắt đầu làm việc ở Shishu Bhavan, nhà cho các trẻ em. Tôi làm việc ở đó buổi sáng và được tự do vào buổi chiều.

“Trong vài ngày đầu tôi thật sự sung sướng- tôi nghĩ ‘MÌnh thật tuyệt vời, mình thi hành những công việc từ thiện để trông coi các em. Mình cho các em biết bao tình thương và chúng mỉm cười và yêu quí mình.’ Tôi cảm thấy mình thật sáng láng và thánh thiện ! Và rồi, sau 3 ngày, tôi thật sự vỡ mộng vì bỗng dưng tôi nhận ra rằng tôi thật sự xấu xa khi ở đó chỉ có một thời gian. Tôi chơi với các em, ẵm bế các em, chú ý đến các em – và khi hết giờ tôi trở về cái tổ ấm của tôi ở Anh –quốc, với công việc nhẹ nhàng và số lương hàng tuần. Tôi cho các em sự ngọt ngào và tôi lại lấy đi. Tôi bắt đầu khóc, tôi thấy lúc trước tôi là một người tốt, nhưng bây giò tôi không tốt nữa, vì tôi tình nguyện cho tôi, chứ không cho họ, tôi cho đi là vì cái gì đó trong tôi cần được xoa dịu, và đó là nhu cầu tôi cần vì tình yêu.

“Một người tình nguyện làm việc trước tôi khá lâu đa an ủi tôi và nói : ‘Bất cứ tình yêu nào bạn cho đi, dù nhỏ, họ sẽ không có được nếu bạn không đến đây, hay cho đi. Những người tình nguyện đến đây sau bạn sẽ cho họ thêm một chút nữa.’ Điều điều giúp tôi thán phục các chị hơn nữa. Trong cuộc đời tận hiến của các chị họ không nghĩ gì cho họ. Họ thật sự trong bàn tay của Thiên Chúa và điều đó thật tuyệt vời. Thật hiếm để thấy ai đó hoàn toàn tận hiến cho một lý tưởng. Điều đó đã ảnh hưởng đến đời tôi. Và, như trong phúc Âm nói, tôi nhận được nhiều hơn là cho đi. Tôi rời Calcutta với cảm nghĩ rằng đây là một nơi đặc biệt, nơi Thiên Chúa làm việc, nơi có một sức lực tốt lành đang tung hoành.”

Judith

“Trong khi đang làm việc với người nghèo ở Melbourne, Úc-đại-lợi, trong căn nhà dành cho người nghiện rượu vô gia cư mà tôi đã làm vệc trong suốt thời gian sinh viên đại học. Tôi rất vui thích nhưng cảm thấy rằng tôi muốn thử làm việc xã hội ở một quốc gia khác. Điều này tiềm tàng trong tâm trí tôi khá lâu cho đến khi có thời gian thuận tiện để rời Úc. Tôi đến Calcutta vì tôi biết về dòng nữ Loreto, tôi được các chị dạy học khi còn ở Úc. Đầu tiên tôi định dạy Anh văn, nhưng tình cờ tôi tiếp xúc với nhóm tình nguyện ở đây và trở thành người tình nguyện toàn thời gian với dòng Thừa Sai Bác Ái. Tôi ở đây được 6 tháng và rất thích đường lối làm việc. Tôi đến Kalighat, nhà cho người hấp hối, và mỗi sáng vào lúc 8 giờ chị Dolores bắt đầu một ngày làm việc bằng phần chia sẻ. Mỗi người chúng tôi nói khoảng 5-10 phút về cảm nghiệm, tư tưởng của mình để chia sẻ. Nó hoàn toàn tùy ý và hiển nhiên không có ý nghĩ tôn giáo- ở đây có đủ loại người với những quan điểm khác biệt – nhưng thời gian này thật cần thiết trước khi chúng tôi làm việc.

“Bạn thật sự phải quên đi những gì bạn được huấn luyện vì đây không phải là bệnh viện, nó là một mái nhà. Sự chăm sóc thì rất căn bản nhưng không thể cẩu thả. Có rất nhiều điều để cảm nghiệm, và đôi khi tôi thấy khiếp sợ những người bệnh tật. Sự khiếp sợ trùm lấy con người tôi cả tháng đến nỗi tôi không thể hoàn tất được những việc thật đơn giản, tỉ như săn sóc một người lở loét vì liệt giường lâu ngày. Tôi không thể băng bó vết thương cho họ vì tôi không còn xúc động. Tôi lấy 3 tuần lễ nghỉ - các chị hoàn toàn không phê bình tôi và khuyến khích tôi nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe, vì họ biết công việc rất khó kahwn. Khi trở lại làm việc, tôi làm việc liên tục trong 3 tháng liền, 3 tháng ấy là thời gian tốt đẹp nhất mà tôi có được khi ở đây. Tôi cảm thấy vui thỏa khi tự để mình phải đau khổ. Kalighat thật dị thường vì chúng tôi phải giáp mặt với sự sống và sự chết mỗi ngày.

“Từ khi ở đây, đức tin Công giáo của tôi được canh tân. Càng thăng tiến trong tâm tinh Ki-tô giáo tôi càng cảm thấy sống động. Đó không phải là vấn đề đức tin, mà chỉ là nhận thức rằng một điều gì đó bên trong con người tôi đang thao thức. Và hàng ngày bị choáng ngợp bởi cái chết, tôi kinh hoàng trước phẩm giá của công việc phục vụ những người mà họ đến đây chỉ để được cơm ăn áo mặc, được đối xử như một con người sau khi họ đã sống như một con vật. Tôi thấy thật rõ ràng là khi những người này chết, họ có người bên cạnh, những người quanh họ là những người thực sự lo lắng cho họ, coi họ có sạch sẽ không, … Phẩm gía của người chết thật lạ lùng. Đây là điều quan trọng của Kalighat.

“Tôi biết là tôi sẽ tiếp tục àm việc với người nghèo bởi vì sự vui thỏa và hạnh phúc mà công việc phục vụ đem lại. Ở đây tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết, do đó tôi không thể nào quên được thời gian ở đây. Nhìn về quá khứ, tôi thấy mình bất hạnh biết chừng nào – tôi biết nhiều người có tâm trạng này, sự bất an này, và họ tự thuyết phục mình phải hài lòng với điều đó.”


Michael

“Hai năm trước, vợ tôi, tên Jane và tôi khởi sự một tổ chức gọi là TRACKS (Training Resources and Care for Kids –trung tâm huấn luyện và săn sóc trẻ em-) Sai khi thấy nhu cầu của các em sinh sống ở trạm xe lửa Howrah, Calcutta. Các thầy dòng Thừa Sai Bác Ái đến đây vào buổi sáng, làm công việc thường xuyên của họ, và họ cung cấp một vài săn sóc y tế, nhưng chúng tôi thấy họ không thể phục vụ cho tất cả mọi vấn đề. Thí dụ, có khi chúng tôi tìm thấy một trẻ sơ sinh trên xe lửa, hay những đứa lớn lạm dụng tình dục những đứa nhỏ hay con gái – và những em nhỏ tuổi không được sự bảo vệ nào.

“Khi khởi sự chúng tôi không có gì cả, và khi chúng tôi xin Mẹ Tê-rê-sa đồ tiếp tế thì Mẹ đã cho chúng tôi thuốc men để bắt đầu hoạt động. Bây giờ, nếu một trong những đứa trẻ bệnh nặng hay cần chăm sóc liên tục, thì các chị ở Shishu Bhavan sẽ nhận các em. Chúng tôi bị bắt một vài lần bởi nhà chức trách; nhưng có lần Mẹ Tê-rê-sa đã viết thư cho người quản lý trạm xe lửa về ấn đề của chúng tôi, sau đó chúng tôi ít bị trở ngại hơn.

“Công việc của chúng tôi là trông coi, trung bình từ 35-40 trẻ từ 1- 16 tuổi. Chúng tôi cung cấp một bác sĩ, một y tá và hai thầy giáo, và chúng tôi có viên chức y tế và ba người tình nguyện từ các quốc gia khác đến. Chúng tôi dạy các em những căn bản như toán, địa lý, và cách sống bình thường. Chúng tôi dạy các em bằng 3 thứ tiếng : Ấn- Bengan và Anh ngữ.”

 

Penny

“Cũng giống như nhiều người thiện nguyện tôi biết, tôi đến calcutta là do sự ‘tình cờ’. Trên lý thuyết tôi chỉ dừng chân trên dường đến úc. Lúc đó tôi là một chuyên viên thẩm mỹ; tôi vừa mới ly dị và người bạn cũ mời tôi đến thăm họ. Bỗng dưng tôi lạc đến trung tâm YWCA (Hội Thanh Nữ Ki-tô giáo) và lập tức được chào đón bởi người tình nguyện cho dòng Thừa Sai Bác ái. Cô ấy nói : ‘Tôi vừa mới cầu xin Chúa cho có người giúp đỡ chúng tôi và bà đã đến đây.’ Cô ấy hỏi tôi có thể đi với cô ấy vào xóm nhà nghèo và kêu gọi các em tiếp tay trong hoạt cảnh Giáng sinh được tổ chức ở Nhà Mẹ hay không. Bạn có thể tưởng tượng được là tôi đến đó với váy ngắn bó sát người và giày cao gót !

“ Vài ngày sau tôi đến Kalighat lần đầu tiên. Thật là một khó chịu khủng khiếp đối với tôi – là một chuyên viên thẩm mỹ, tôi quen với mọi thứ xinh đẹp, thơm tho, do đó quả thật là một chấn động. Khi một trong những nữ tu yêu cầu tôi tắm cho một bà, tôi nghĩ không đời nào. Tôi không thể nào làm được. Tôi đứng đó một cách bất động. Chi ấy gọi tôi và nói : ‘Penny, làm ơn mà. Bế họ lên.’ Tôi chỉ khóc và trả lời tôi không thể làm được. Rồi chị ấy nói :’Thôi được, đi với tôi.’ Và chị bế cái đống xương nhỏ bé, là cái bà đó và đem vào phòng tắm. Ngay bây giờ tôi vẫn còn xúc động - ở đó thật âm u vì không có nhiều ánh sáng và tôi tuyệt đối sửng sờ. Và tự nhiên cả căn phòng như rực sáng ! Trước đó tôi còn nói :’Không thể được’ nhưng ngay sau đó tôi nhận ra rằng, dĩ nhiên, tôi có thể.

“Tôi bị giao động thật bất ngờ khi nhìn thấy một trong những hình tôn giáo ở trên tường – là hình ảnh thân thể Đức Ki-tô- và bất cứ ai cũng có thể là Đức Ki-tô. Không chỉ là người đàn bà nhỏ bé đó trong bộ da lở loét vì chấy rận, nhưng cả thế giới là thân thể của Đức Ki-tô.Tôi nhận ra rằng những gì tôi có thể làm cho người này thì cũng có thể làm cho bất cứ ai.

“Tôi ở đó 6 tháng, và khi tôi rời Calcutta, tôi nói với Mẹ Tê-rê-sa : ‘Con sẽ trở lại’. Ngài trả lời : ‘Con sẽ không trở lại- nơi con ở có nhiều việc phải làm. Có nhiều điều sẽ xảy ra. Thiên Chúa sẽ cho con biết điều phải làm.’ Khi sửa sắc đẹp cho các thân chủ, tôi thường cảm thấy thất vọng vì không thể giúp họ đương đầu với những vấn đề tâm lý. Tôi thấy rằng khi người phụ nữ cởi bỏ y phục của họ ra, họ trở nên một đứa trẻ, họ trở nên một người có quá nhiều điều để từ bỏ. Chúng tôi có thể tán gẫu và họ ra về với những vấn đề mà tôi không biết họ phải đương đầu như thế nào. Tôi có thể giúp họ nghỉ ngơi thoải mái nhưng tôi không thế giúp giải quyết những gì sâu kín bên trong tâm hồn khiến họ đau khổ. Và rồi tôi nhận thấy rằng tôi có thể đi học để trở thành một chuyên gia tâm lý- và tôi đã thi hành điều ấy.

“Giờ đây khi nghe những người lớn tuổi nói rằng họ không thể thay đổi vì quá lớn tuổi, tôi nói : ‘Xin lỗi, tôi không đồng ý, vì tôi đã trải qua điều đó – tôi đã hoàn toàn thay đổi đời tôi khi 48 tuổi.’”

 

Những trang trước kể lại một vài cảm nghiệm của những người đã giúp chúng tôi ở Calcutta. Nhưng tôi lập lại một lần nữa là bạn không phải đến Ấn-độ để ban phát tình yêu cho người khác - con đường bạn sống có thể là Nirmal Hriday của bạn. Bạn có thể giúp người nghèo trong chính quốc gia bạn như những cauu chuyện sau cho thấy :

Dave

“Tôi bắt đầu tình nguyện cho Dòng Thừa Sai Bác Ái  vào đầu năm 1994 sau khi ngồi trước máy truyền hình và xem những hình ảnh ghê sợ ở  Rwanda và Somalia. Vợ tôi thường đi buôn bán nên tôi ở nhà một mình và không có gì để làm. Tôi vừa xem vừa suy nghĩ : ‘Chúa ơi, có rất nhiều việc phải làm và nhiều chỗ rất cần, phải có người đến đó và làm việc.’ Và rồi tôi suy nghĩ mãi. Bạn ngồi đây, hoặc là làm cái gì, hoặc là câm miệng lại. Và lúc đó tôi nghĩ xem có tổ chức nào dùng đến khả năng thiếu thốn của tôi hay không, vì tôi không có tài cán gì đặc biệt. Đầu tiên tôi làm việc với các nữ tu Dòng Camelo ở Hoa-thịnh-đốn. Tôi làm việc 2 tối một tuần tại trung tâm cho phụ nữ nghiện cần sa ma túy, nghiện rượu, đã từng làm điếm , và những người vừa mới ra khỏi tù. Đó là một chỗ nguy hiểm nhưng toi học được rất nhiều nơi những người vô gia cư. Bạn thấy, chungsta thường có coi họ như những người xa lạ từ một hành tinh khác. Không bao giờ chúng ta nghĩ cho họ một chỗ để ở và nói chuyện với họ, vì chúng ta sợ họ có thể bạo động hay tâm tính bất quân bình; nhưng kinh nghiệm cho tôi thấy đó chỉ là số nhỏ. Đa số họ là những người yên lặng, tử tế mà trong quá khứ họ đã có điều gì sai lầm. Họ là những người nhiều cảm xúc và bị nguy hiểm hơn là nguy hiểm.

“Khi Mẹ Tê-rê-sa đến thăm Hoa-thịnh-đốn vài năm trước. Tôi nhớ khi ngài ở trụ sở quốc hội trong một buổi tiếp tân, một nghị sĩ đã nói với ngài : ‘Mẹ làm công việc thật phi thường.’ Ngài trả lời : ‘Đó là công việc của Thiên Chúa.’ Ông nói tiếp : ‘Nhưng ở Ấn-độ, là nơi có quá nhiều vấn nạn, có bao giờ mẹ thành công trong công việc đang làm – đó là có phải là sự cố gắng tuyệt vọng hay không ?’ Ngài trả lời : ‘Thưa nghị sĩ, chúng tôi không luôn luôn được mời gọi để thành công những chúng tôi luôn luôn được mời gọi để sống đức tin.’ Câu trả lời của ngài đã thực sự rúng động tâm hồn tôi.

“Và rồi, gia đình tôi di chuyển sang Âu-châu, tôi đến gặp các chị dòng Thừa Sai Bác Ái, họ đã cho tôi công việc tình nguyện ở Luân-đôn, và tôi ở đó cho đến nay. Mỗi sáng tôi sung sướng được ở đây – tôi thật ngạc nhiên nhưng đó là sự thật. Tôi nghĩ : ‘Tạ ơn Chúa’ và bắt đầu làm việc. Tôi luôn luôn vui sướng khởi sự, không như những công việc tôi đã từng làm ở ngoài đời, có trả lương – là nơi tôi luôn luôn bất mãn. Ở đây những gì tôi thi hành thì thích hợp với những gì tôi suy nghĩ ở bên trong. Không có sự tương phản giữa tâm tình, ý nghĩ, hành động.

“Tôi thường nghĩ rằng thay đổi thế giới là điều bất khả và có lẽ là ý tưởng điên rồ. Nếu bạn không thích phương cánh đó thì hãy thay đổi chính bạn. Đó là những gì tôi đã từng làm trong gia đình, trong công việc và trong cuộc đời tôi. Qua sự thay đổi chính mình tôi có thể tiếp xúc và đến với người khác một cách thân thiện hơn. Lúc trước tôi hút thuốc liên tục và nặng 210 cân Anh, tôi quyết định ngừng tiêu hủy đời mình, tôi bắt đầu chạy bộ và sụt cân và trở nên mạnh khỏe hơn.

“Vài năm trước, khi tôi chạy bộ, có tiếng thì thầm rằng : ‘Bạn phải làm một cái gì cho Thiên Chúa.’ Tôi không biết phải làm gì. Rồi tôi thấy mẩu tin trong tờ Mục vụ của Xứ đạo : ‘Cần một thanh niên để giúp các nữ tu ở South Bronx trong trung tâm tạm cư cho giới trẻ.’ Bởi thế tôi tiếp xúc với họ và đi xuống đó. Tôi nói : ‘Thưa Dì, tôi đang tìm trung tâm tạm cư’, và dì trả lời : ‘Hãy đững vào góc kia.’ Hiển nhiên là chị nghĩ rằng tôi đang cần sự giúp đỡ. Các chị có quy tắc là nhận những người đến từ tối hôm qua trước và những người mới đến phải chờ cho đến cuối cùng. Bởi thế tôi đứng đó, nhìn những người thiếu sự giúp đỡ, người nghiện thuốc, nghiện rượu, người vô gia cư và tôi đứng ngay đàng trước cửa để chờ đợi. Mỗi khi các chị mở cửa và nói : ‘Vui lòng đợi’, tôi lại tự nhủ : ‘Được, mình sẽ đợi.’ – và tôi trở vào trong xe, vì trời hơi lạnh. Dân chúng vẫn đứng ở bên ngoài và sau khoảng 3 lần mở cửa các chị vẫn nói tôi phải đợi, tôi cảm thấy khó chịu – có lẽ tôi bỏ cuộc. Trời lạnh và tối dần. Tôi nghĩ : ‘Mình đứng đây làm gì ?’ Tôi là người sau chót.

“Sau cùng, tôi bấm chuông. Họ mở cửa ra và tôi lên tiếng nagy : ‘Tôi là Gerry, tôi đến để làm việc tình nguyện.’ Họ vui mừng nói : ‘Ô, chúng tôi đang đợi anh !’ Và đó cũng là lúc tôi biết họ sẽ nhận tôi, vì có một nữ tu cất tiếng nói : ‘Anh là người đã từng bị lạnh với những người nghèo.’ Và tôi đã đến cánh cửa đó 2 lần một tuần trong 13 năm. Với những ai phải chờ đợi tôi nói : ‘Hãy kiên nhẫn’, vì tôi rất hiểu tâm tình của họ.

“Bây giờ tôi là người tình nguyện làm việc toàn thời gian và giúp các chị mở trung tâm ở những nơi khác, kể cả  New Mexico với người da đỏ Navajo. Khi mới đương đầu với người say rươu tôi thấy thật khó để nhận ra Chúa Giê-su đau khổ ẩn giấu trong người nghèo. Nhưng tôi biết rằng phải cố gắng tìm kiếm, vì những người nghèo ở đây không giống như những người ở Calcutta và Mê-tây-cơ. Những người ở đây đau khổ vì nghèo đói tinh thần, mà nó có thể phát sinh bởi suy đồi luân lý và sự thật là, nếu bạn chỉ là người nghèo, bạn không thích hợp với họ. Đó là lý do của những gì chúng tôi làm ở South Bronx; nhưng ở đây không có nhiều người muốn tình nguyện vì chúng tôi cần họ sống thường xuyên ở đây và đa số không muốn sống trong vùng này.”

 

Katie và Ken

“Ông bà nội của Ken ở Ấn-đọ và chúng tôi muốn đến thăm ông bà. Chúng tôi không đi theo tổ chức du lịch mà dùng thời giờ để giúp đỡ các nữ tu ở Calcutta. Kể từ lúc đó, chúng tôi là những người tình nguyện làm việc trong trung tâm của các chị ở Luân-đôn.

“Năm vừa qua, khi chúng tôi đi nghỉ hè ở nước Do-thái, chúng tôi muốn đến thăm vùng Nablus, trong phần đất người Do-thái chiếm đóng là nơi các chị làm việc trong tình trạng thật khó khăn, chăm sóc những trẻ em và người già từ các trại tỵ nạn Pa-les-tin. Họ khuyên chúng tôi đừng nên đi vì đó là nơi nguy hiểm, nhưng chúng tôi đang ở trên đất nước này và thành phố ấy chỉ cách Giê-ru-sa-lem 50 dặm về phía Bắc, bởi thế không cách nào ở Giê-ru-sa-lem mà không đến thăm chỗ đó được.

“Chúng tôi không mang theo gì nhiều ngoại trừ một ít vật dụng cho các chị, nhưng tôi nghĩ là các chị rất vui khi thấy chúng tôi đến mà không xá gì nguy hiểm. Họ có một căn nhà xinh xắn trên mảnh đất của họ với 5 chị và 1 linh mục già người Ý. Họ rất tự lập và bị đe dọa thường xuyên, ngay cả bởi những người pa-les-tin – là những người lúc đầu nghĩ rằng họ là dân Do-thái vì chiếc áo Sa-ri của các chị có màu xanh và màu trắng trông giống cờ do-thái ! Người pa-les-tin thường ném đá các chị nhưng bây giờ họ đem đến cho các chị những trẻ em tàn tật và người già.

“Chắc chắn là chúng tôi đã học hỏi được nhiều khi giúp đỡ các chị. Một trong những bài học này là bạn sẽ trở nên cững cáp hơn khi bạn lưu tâm đến sự yếu đuối của người khác hơn là của chính bạn. Chúng tôi thất rằng tuy vùi đầu trong việc giúp dỡ người khác, chúng tôi không còn thì giờ lo cho mình – bởi thế mọi sợ hãi tan biến.”

 

Nigel

“Tôi gặp mẹ Tê-rê-sa vào năm 1969 khi một linh mục nhà trường mời tôi đến thăm. Lúc đó tôi 13 tuổi và đối với mẹ Tê-rê-sa giống như bất cứ bà già nào khác, nhưng tôi nhớ những gì mẹ nói trong nhà nguyện sau thánh lễ hôm đó thật khác thường .

“Các linh mục thường tổ chức các nhóm đến Ý để giúp các chị ở đó. Lúc đó khoảng thập niên 70, vẫn có những khu ổ chuột ở Ý. Các trẻ em không có gì để làm nên bị bỏ mặc trong những tình trạng đáng thương. Chúng tôi tổ chức những sinh hoạt thể thao và đủ loại cho trẻ em- và các em rất thích .

Sau khi rời đại học, tôi muốn đóng góp chút gì cho xã hội . Bởi thế tôi quyết định dành thời giờ làm việc với các chị. Đó thật là một kinh nghiệm phong phú – dù rằng tôi nghĩ phải mất 2 năm tôi mới thấu hiểu tất cả ý nghĩa của nó. Tôi thích niềm vui của các chị cách đặc biệt, cũng như cách các chị làm việc với dân chúng.

“Chúng tôi sống trong điều kiện khá chật chội ở Kilburn, Luân-đôn, những nơi đó đã thu hút nhiều người, không chỉ những người vô gia cư, mà cả những người trẻ, người già, đủ loại người muốn tham dự. Ở cuối dãy nhà là chỗ tạm cư với 14 giường nằm cho những ông vô gia cư.Thường thường, các chị tổ chức sinh hoạt ngoài trời. Chúng tôi ra đi khoảng 5 giờ 30 sáng, trên những xa lộ và đường mòn, phân phát các giấy mời. Bất cứ ai muốn đến thì cứ đến. Tôi thích như vậy.

“Khi bạn để ý tính nết con người, bạn sẽ quan đi những nhãn hiệu thường dùng như : ‘nghiện rượu’ hay ‘chích choắc’- bạn chỉ thấy con người họ và trở nên thân thiện. Không hay rao bán cho họ bất cứ gì. Mẹ nói rằng trong tất cả các căn nhà của Mẹ trên thế giới những gì nhận được miễn phí sẽ cho đi miễn phí. Điều đó đối với tôi thật mỹ miều. Nhiều người đến ở đây hỏi rằng : ‘Chúng tôi có phải trả tiền không ?’ hay ‘Chính phủ có cung cấp gì không ?’ Họ hỏi : ‘Làm sao có thể miễn phí được ?’ và chúng tôi trả lời : ‘Vì nó được trao tặng miến phí.’         

“Có lúc gia đình tôi gặp nhiều trở ngại. Mẹ tôi đau nặng trong 8 năm vì bệnh tâm thần, buồn chán và bệnh mất trí nhớ. Mọi thứ như chụp xuống trên tôi cùng một lúc. Và khi mẹ tôi thật yếu thì tôi lại thật vững mạnh. Tôi có được những hiểu biết để lo lắng cho gia đình là nhờ làm việc ở Kilburn. Sau khi mẹ tôi chết tôi trở lại làm việc ở Kilburn – tất cả những em trai đều có mặt ở đó đón tôi, thật an ủi và ấm lòng.

“Tôi biết nhiều người muốn làm việc tình nguyện nhưng không muốn gặp rắc rối. Các chị có đủ mọi loại trung tâm ở những nơi tranh chấp chính trị hoặc bạo động , và nhiều người cho biết : ‘Tôi không muốn đến đó vì không được an ninh’. Nhưng tôi khuyên cứ đến đó đi, hãy chạm với thực tế qua tổ chức Thừa Sai Bác Ái hoặc bất cứ tổ chức nào bạn tìm được. Đa số chúng ta sợ ra ngoài và gõ cửa nhà người hàng xóm – nhiều người không biết hàng xóm là ai. Hãy thử liều : vì cũng có người yêu cầu chúng ta đi chỗ khác nhưng cũng có người muốn làm quen. Và qua sự tiếp xúc, nhiều người vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng. Nếu tìm đến với người khác thì không thể nào cô độc được, nhất là trong cộng đồng của bạn. Đó là điều hỗ tương- bạn cho đi  và được lãnh nhận.”

 

Mary

“Tôi làm việc tình nguyện ở Kalighatvaf cảm thấy gần gũi với những người ở đây. Đó là một ưu tiên để phục vụ những người hấp hối, để gặp gỡ những người nghèo trong tình cảnh đó, để vượt qua những cách biệt lớn lao giữa đông và tây, giữa các nền văn hóa, giữa bạn. Khi từ Ấn trở về Luân-đôn tôi thật sự rùng mình – tôi thấy mọi sự như giả tạo, cứng ngắ, lớp lang. Nhưng tôi cố gặp gỡ những người nghèo ở đây mặc dù khó khăn hơn. Thí dụ, mỗi ngày khi đi bộ đến sở làm, tôi đi ngang qua một người vô gia cư sống dưới hầm xe điện. Một ngày kia, vào buổi sáng đến sở tôi thấy có một ông để lại một bình thủy và vài miếng bánh mì thạt cho người vô gia cư đó, và khi tan sở, trên đường về, ông lấy lại cái bình thủy này. Tôi nghĩ tôi có thể thêm vào một trái cam – và tôi đã làm như thế mỗi ngày. Khi hành động như vậy tôi cảm thấy có sự gặp gỡ tinh thần với các nữ tu – tôi không còn cảm thấy sự ngăn cách giữa các quốc gia hay văn hóa nữa. Như Mẹ Tê-rê-sa nói : ‘Chúng ta là những hòn sỏi ném vào biển và tạo nên những gợn sóng’, và gợn sóng đó có thể tạ bởi một hành động phục vụ nhỏ bé, và đó là khởi đầu của nhiều hành động khác, có phải không ?’

Tin liên quan