Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Video

Thống kê

CHIA SẺ

KINH HÒA BÌNH VÀ LINH ĐẠO MẸ THÁNH TERESA

Mẹ Têrêsa rất thích lời kinh này. Mẹ đã kết hợp lời nguyện này vào việc tận hiến hằng ngày của hội dòng Mẹ, dòng Thừa Sai Bác Ái, và Mẹ thường xin những người đang nghe Mẹ nói cùng đọc với Mẹ Lời kinh này.

 

 

XIN HÃY DÙNG CON NHƯ KHÍ CỤ BÌNH AN CỦA CHÚA

               Lời kinh này được cho là do Thánh Phanxicô thành Assisi, và tất nhiên nó phản ánh rõ nét đời sống của ngài.

            Phanxicô sinh năm 1181 hoặc 1182 trong một gia đình thương gia buôn vải giàu có ở trung tâm nước Ý. Ở tuổi thanh thiếu niên, cậu rất thích những bữa tiệc linh đình, những trò ranh mãnh, và những cuộc giao tranh hiệp sĩ. Nhưng khi chàng vào tuổi hai mươi, một sự thay đơi đã đến và xâm chiếm tâm hồn chàng trai trẻ. Càng ngày chàng càng cảm thấy bị lôi cuốn mãnh liệt vào đời sống cầu nguyện, sám hối và yêu thương phục vụ cho những người nghèo khổ.

            Đang khi trên đường hành hương tới Rôma, Phanxicô đã gặp một người mắc bệnh phong hủi, chàng đã đổi chiếc áo mình đang mặc cho người cùi để giúp đỡ cho người bệnh và cũng để thử xem mình cảm thấy thế nào khi mặc áo của người cùi. Phanxicô đã bán những vải vóc và quần áo đẹp của cha để xây lại một ngôi nhà nguyện đổ nát gần thành Assisi (Người cha đã tước quyền thừa kế của  Phaxicô vì chàng không biết buôn bán). Anh đã tập hợp quanh mình một nhóm người nghèo thường phải cầm đồ để sống còn và rao giảng cho họ về nước Thiên Chúa. Những môn đệ của Phanxicô nhanh chóng bắt đầu giảng dạy, chữa lành những bệnh nhân, và chuyên cần cầu nguyện, không những chỉ ở nước Ý những còn ở nhiều nơi như Châu Phi, miền Trung Á, và khắp các nước Châu Âu.

            Thánh Phanxicô chết ở độ tuổi bốn mươi, nhưng sự đóng góp to lớn của ngài cho đạo Công giáo vẫn còn tiếp tục trong tám trăm năm qua tại các dòng tu Anh Em Hèn Mọn Phaxnicô và Dòng Chị Em Nghèo Khó Clara. Lòng mộ mến đức khó nghèo, yêu thương người nghèo khó, và tinh thần chiêm niệm sâu lắng về Chúa Kitô của ngài là nguồn gợi hứng không ngừng cho Mẹ Têrêsa.

            Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.

            Để nơi đâu có oán ghét hận thù, con sẽ mang đến yêu thương;

            nơi nào có bất công, con sẽ đem đến sự tha thứ;

            nơi nào có nghi ngờ, con mang đến đức tin;

            nơi nào có thất vọng, con mang đến hy vọng;

            nơi nào có bóng tối, con mang về ánh sáng;

           nơi nào có u sầu buồn bã, con mang đến an vui.

           Ôi lạy Thầy chí thánh, xin hãy dạy cho con

            tìm an ủi người hơn được người ủi an

            tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết

            tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

           Vì chính khi hiến dâng là khi được nhận lãnh

            chính lúc tha thứ là khi được thứ tha

           chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

           Lạy Chúa, xin hãy dùng con như một khí cụ bình an của Chúa.

 

            Mỗi người chúng ta chỉ đơn thuần là một dụng cụ nhỏ, tất cả chúng ta-sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ và sứ mạng của mình-chúng ta sẽ biến đi.

            Tất cả chúng ta hãy làm việc cho hoà bình. Nhưng để có được hoà bình thì chúng ta phải học nơi Chúa Giêsu bài học trở nên hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chỉ có sự khiêm nhường mới dẫn dắt chúng ta đến sự hiệp nhất, và sự hiệp nhất đưa chúng ta đến bình an. Với mục đích đó, chúng ta hãy cùng giúp nhau đến gần Thiên Chúa hơn, để chúng ta có thể học nơi Ngài sự khiêm nhường với niềm vui.

            Trên hết, chúng ta muốn năm nay là năm của hoà bình. Với mục đích đó, chúng ta sẽ cố gắng nói nhiều hơn nữa với Thiên Chúa và với nhau.

            Chúng ta hãy lan toả bình an của Đức Kitô như Ngài đã làm. Ngài đã gieo trồng những điều tốt lành ở khắp mọi nơi. Ngài không từ bỏ những việc làm bác ái của Ngài vì những người Pharisiêu và những người khác tẩychay Ngài và tìm mọi cách làm hư công việc của Cha Ngài. Đức Hồng Y Newman đã viết: “Xin cho con rao giảng không phải bằng giảng thuyết-không phải bằng lời nói-nhưng bằng gương sáng, bằng hấp lực, bằng ảnh hưởng từ ái, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu thương của Chúa trong tâm hồn chúng con.”

            Trên giới hôm nay có quá nhiều sự hận thù và giao chiến. Chúng ta sẽ không thể đẩy lui chúng đi với súng ống và bom đạn hay bất kỳ một thứ vũ khí nào gây thương tích. Song, chúng ta chỉ có thể làm được điều đó với những nghĩa cử và những hành động yêu thương, vui vẻ và bình an.

            Với giải thưởng Nobel Hoà Bình mà tôi đã nhận được, tôi cố gắng xây thật nhiều nhà cho những người không có nhà cửa. Tôi tin chắc rằng tình yêu bắt đầu từ ngay trong gia đình. Vì thế, nếu chúng ta có thể xây cất được nhiều nhà hơn cho những người nghèo, tôi nghĩ rằng điều đó có thể tạo thêm nhiều sự yêu thương và thông cảm giữa con người với nhau. Tình yêu này sẽ giúp chúng ta mang bình an và những điều tốt lành đến cho người nghèo. Trước hết, chúng ta phải mang tình yêu đến cho hững người nghèo ngya trong gia đình ruột thịt của chúng ta. Và sau đó là cho những người bất hạnh trong đất nước của chúng ta, và rồi là cho những người nghèo khắp nơi trên thế giới. Để có thể làm được điều này, cuộc sống của các nữ tu của chúng tôi phải thấm đẫm tinh thần cầu nguyện. Họ phải sống hoàn toàn phó thác cho Chúa Kitô, như vậy họ mới có thể hiểu và chia sẻ nguồn bình an mà Thiên Chúa đã trao ban cho họ. Ngày nay, thế giưói có quá nhiều đau khổ.

            Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì những cơ hội Ngià đã ban cho chúng ta trong thời đại hôm nay. Chúng ta hãy cám ơn Ngài vì giải thưởng hoà bình đã nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta đã được tạo dựng để sống trong hoà bình và an vui. Chúa Giêsu đã trở nên người phàm để mang tin vui mừng, hy vọng đến cho người nghèo. Thân phận là Thiên Chúa, Ngài đã trở nên giống chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Và Ngài đã tuyên bố rõ ràng rằng Ngài đã đến để đem tin vui mừng cho nhân loại. Tin Mừng đó là sự bình an của Thiên Chúa cho tất cả những ai có lòng ngay. Bình an đó là điều cơ bản làm thoả mãn những ước mơ cơ bản nhất của chúng ta. Đó là bình an trong tâm hồn chúng ta.

 

            Công việc yêu thương của chúng ta chẳng là gì khác hơn là công việc của hoà bình. Chúng ta hãy làm những công việc này với tình yêu và nguồn năng lực lớn hơn. Lúc nào cũng chính là Chúa Kitô đang nói :

             Ta đói – không phải đói cơn bánh, nhưng là sự đói khát bình an đến từ tâm hồn trong sạnh.

             Ta khát – không phải là khát nước, nhưng khát sự hoà bình làm thoả mãn sự ham mê chiến tranh.

          Ta trần truồng – không phải là không có quần áo, nhưng là đánh mất nhân phẩm tốt đẹp của con người về thân xác của mình.

           Ta không có nhà cửa – không phải là không có những ngôi nhà được làm bằng gạch, nhưng là không có một trái tim hiểu biết, bao bọc và yêu thương.

Trong công việc phục vụ, chúng ta rất thường bị lôi cuốn vào những cuộc nói chuyện tầm phào vô ích và những chuyện ngồi lê đôi mách. Chúng ta hãy cảnh giác, vì chúng ta rất dễ bị cám dỗ về điều này khi đi thăm các gia đình. Có khi chúng ta hỏi thăm và nói chuyện về việc làm ăn của người này người kia, và rồi quên mất mục đích thực sự  cuộc viếng thăm của chúng ta. Chúng ta đến thăm các gia đình để mang bình an của Chúa Kitô, và sẽ ra sao nếu chúng ta là nguyên nhân của những phiền muộn, lo lắng ? Thiên Chúa sẽ bị tổn thương chừng nào với cách xử thế như vậy ! Chúng ta không bao giờ cho phép họ nói xấu các linh mục, các tu sĩ, cũng như những người thân cận xung quanh họ.

Nếu chúng ta thấy một gia đình trong tâm trạng không tốt và chắc chắn là sắp nói những lời thiếu bác ái, chúng ta hãy nói một lời cầu nguyện sốt sắng cho họ, rồi sau đó nói một vài điều có thể giúp họ hướng lòng về Thiên Chúa, và rồi chúng ta nên rời khỏi đó ngay lập tức. Chúng ta không thể làm được gì hữu ích cho đến khi cơn bực dọc của họ biến đi. Chúng ta phải theo nguyên tắc này đối với những ai muốn chuyện vãn làm phí phạm thời giờ quí báu của chúng ta.

Nếu mỗi người chúng ta phải luôn nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đang ban cho chúng ta những cơ hội để yêu thương những người khác-không phải bằng những chuyện lớn lao, mà bằng những việc nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày- thì đất nước của chúng ta sẽ tràn đầy tình yêu thương của Chúa. Và sẽ đẹp biết bao khi sức mạnh của hoà bình ngự trị và phá huỷ những thế lực gây chiến tranh, tang tóc. Đẹp biết bao khi nhìn thấy niềm vui của sự sống tươi nở trong sự sống của một đứa trẻ chưa sinh ra đời ! Nếu các bạn trở nên ánh sáng này cho hoà bình thế giới, thì quả thực giải thưởng Nobel Hoà Bình sẽ là một món quà thực sự của dân tộc Na-uy. Xin Chúa chúc lành cho các bạn !

 

Ở đâu có hận thù, xin cho con mang đến tình thương yêu ...

 

*          “Đây là điều răn mới của Thầy : Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương  các con” (x Ga 15,12).

*          “Nếu ai yêu Thầy, người ấy sẽ tuân giữ lời Thầy ... Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và chúng ta sẽ đến và ở lại trong người ấy” (x Ga 14,21-23).

            Khi yêu thương người khác qua những việc làm của ḿnh, chúng ta sẽ được gia tăng ân sủng và lớn lên trong tình thương mến của Thiên Chúa. Vì tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu thương của chúng ta với nhau, nên chúng ta sẽ có thể yêu như Ngài đã yêu, và Ngài sẽ mặc khải chính Ngài qua chúng ta cho mỗi người và cho thế giới; bằng tình thương yêu này, chúng ta biết chúng ta là của Ngài.

            Ngày nay Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới này qua các bạn và qua tôi. Chúng ta có là tình yêu thương và lòng trắc ẩn đó không ? Thiên Chúa đã chứng tỏ Đức Kitô yêu mến chúng ta, rằng Ngài đã đến để trở nên lòng trắc ẩn của Cha Ngài. Ngày nay Thiên Chúa vẫn đang yêu thương thế gian này qua các bạn và qua tôi, và qua tất cả những ai là hiện thân tình của Ngài trong thế giới hôm nay.

            Chúa Giêsu đã đến trong thế giới này cho một mục đích. Ngài đến để mang cho chúng ta tin vui mừng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, rằng Thiên Chúa là tình yêu, rằng Ngài đang yêu bạn và Ngài đang yêu tôi. Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau như chính Ngài đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Chúng ta hãy yêu mến Ngài. Chúa Cha đã yêu mến Ngài như thế nào ? Chúa Cha đã bam Ngài cho chúng ta. Chúa Giêsu đã yêu thương bạn và tôi thế nào ? Ngài đã thương yêu bằng cách trao ban chính mạng sống của Ngài. Ngài đã trao ban tất cả những gì Ngài có -sự sống của Ngài- cho bạn và cho tôi. Ngài đã chết trên thập giá bởi vì Ngài yêu thương chúng ta, và Ngài muốn chúng ta hãy thương yêu lẫn nhau như cách thức Ngài đã thương yêu mỗi người chúng ta. Khi chúng ta nhìn lên thánh giá, chúng ta biết Chúa đã yêu thương chúng ta dường nào. Khi chúng ta nhìn vào máng cỏ, chúng ta hiểu cho đến bây giờ Ngài vẫn yêu mến chúng ta, bạn và tôi, gia đình của bạn và của mọi người với một tình yêu âu yếm dịu dàng biết bao ! Và Thiên Chúa đã yêu chúng ta với một tình yêu thật nồng nàn và âu yếm. Đó là tất cả những điều mà Chúa Giêsu đã đến và dạy dỗ loài người chúng ta: tình yêu âu yếm dịu dàng của Thiên Chúa. “Cha đã gọi con bằng chính tên của con, con là con của Ta” (x Is 43,1).

Đức ái thì kiên nhẫn, đức ái thì tử tế, không ghen tương, không hiềm thù, không kiêu ngạo, không ngang tàng. Đức ái không tìm kiếm chính mình và không bao giờ thích điều xấu xa. Đức ái không vui thích trước đau khổ của kẻ khác, nhưng vui mừng trong chiến thắng của điều lành; Đức ái thì tin tưởng, hy vọng và chịu đựng cho đến cùng (x I Cr 13,4-7). Một Thừa Sai Bác Ái phải luôn luôn tràn đầy bác ái trong chính tâm hồn mình và phải lan toả lòng bác ái này giữa những người công giáo và cả những người ngoại giáo.

            Chúng ta không cần làm những điều lớn lao để chứng tỏ tình yêu của chúng ta đối với Chúa và với tha nhân. Chính cường độ tình yêu mà chúng ta đặt vào những hành vi nhỏ bé sẽ làm cho những cử chỉ đó trở nên những điều tốt đẹp trước Chúa.

            Mẹ muốn các con hãy tìm kiếm người nghèo ngay trong gia đình của chúng con. Trên tất cả, tình cảm thương yêu phải bắt nguồn từ nơi đây. Mẹ muốn các con phải trở nên tin vui mừng cho nhưng người ở xung quanh chúng con. Mẹ muốn các con phải có sự liên hệ với người hàng xóm ở ngay sát cạnh nhà chúng con. Các con có biết người hàng xóm của chúng con là ai không? Ai là những người hàng xóm của chúng con ?

            Giờ đây, hơn lúc nào hết, chúng ta cần sống lời dạy bảo của Chúa Giêsu: “ Các con hãy yêu mến nhau như Cha Thầy đã yêu mến.” Chúng ta phải yêu mến nhau như Chúa Cha đã yêu mến Chúa Giêsu, với cùng một lòng thương xót, trắc ẩn, với cùng một niềm vui và bình an. Chúng ta hãy cố gắng khám phá xem Chúa Cha đã yêu mến Chúa Con như thế nào, rồi sau đó hãy cố yêu thương nhau như vậy. Hãy cố gắng khám phá với sự khiêm nhường thẳm sâu xem các bạn đã được Chúa Giêsu yêu thương thế nào. Và rồi khi đã nhận ra mình được Chúa Giêsu yêu mến như thế nào, hãy cố gắng yêu như Ngài đã yêu.

            Tình yêu mà chúng ta dành cho người khác sẽ là :

-          Sự quên mình, lòng quảng đại, sự dịu dàng, tế nhị, và lòng kính trọng.

-          Vượt qua những cái thích hoặc cái không thích, tình bạn hữu hay sự thù hằn, xứng đáng hay không xứng đáng.

-          Trung thành, sâu lắng, và tự do;

-          Không làm tổn thương bời vì chúng ta đang quan tâm, chạnh lòng và tha thứ vì chúng ta hiểu biết.

-          Luôn gợi hứng, khích lệ, tin tưởng, tận tuỵ, và hy sinh cho đến cái chết trên thập giá.

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (x Đnl 6,5). Đây là điều răn của Thiên Chúa chúng ta, và Thiên Chúa không đòi hỏi những điều không thể. Mọi người đều có thể đạt tới tình yêu này qua sự nguyện gẫm, bằng tinh thần cầu nguyện và hy sinh, bằng cuộc sống nội tâm sâu sắc. Tôi có thực sự sống đời sống này chưa ?

Chúng ta không được xấu hổ vì yêu Đức Kitô với cảm xúc của chúng ta. Một người phụ nữ yêu chồng mình với cả trái tim. Trong cuốn tự thuật, Bông Hoa Nhỏ đã kể chuyện về một người thân đến thăm mình. Người phụ nữ này luôn nói về chồng của mình, về mái tóc dài, về cặp mắt đẹp của chồng, v.v... Cô ấy đã bày tỏ tình yêu của mình với chồng thật tuyệt vời. Bông Hoa Nhỏ lắng nghe người phụ nữ và đã viết những lời này trong nhật ký của mình: “Con sẽ không bao giờ để một phụ nữ yêu chồng mình hơn con yêu Chúa, Ôi Chúa Giêsu Kitô!”

            Chúa Giêsu đã là tất cả cho Chị. Chị đã quá gắn bó với Đức Kitô. Bạn có giống như vậy không? Bạn có yêu Chúa Giêsu như vậy không ? Chúng ta phải yêu Chúa Kitô với tất cả cảm xúc của chúng ta. Tất cả chúng ta hãy dùng khả năng của mình để yêu mến.

            Hãy trở nên một với Ngài, liên kết và hợp nhất với Ngài để không gì-tuyệt đối không có gì-có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô. Ngài thuộc về bạn và bạn thuộc về Ngài. Chỉ đơn giản thế thôi. Hãy chấp nhận tất cả những gì Ngài ban và hãy dâng cho Ngài tất cả những gì Ngài muốn với nụ cười thật tươi.

            Thế nhưng chúng ta đã quên. Chúng ta có thể yêu được người phong hủi, những người mà vi trùng đã ăn cụt mất chân tay và mặt mũi bị biến dạng, nhưng chúng ta lại quên yêu thương các chị em của chúng ta khi họ tự hào hãnh diện hay là nóng nảy. Chúng ta quên rằng đó chỉ là một sự cải trang đau khổ mà con người thật là Chúa Giêsu.

            Chúng ta không có một tình yêu không chia sẻ với Đức Kitô, thay vào đó, chúng ta để cho ma quỉ lừa gạt chúng ta bằng những cách thức này nọ. Chúng ta phải trở nên thánh thiện. Chúng ta phải có khả năng nhìn thấy Chúa Giêsu trong các chị em của chúng ta và trong người nghèo.

            Khi Bông Hoa Nhỏ được tông phong hiển thánh, không một việc lớn lao đáng kể nào được tiết lộ trong việc phong thánh của Chị. Chị được phong hiển thánh chỉ vì một điều duy nhất. Như Đức Thánh Cha Piô thứ X đã nói: “Chị đã làm những điều tầm thường với tình yêu phi thường!” - những điều nhỏ mọn với tình yêu lớn lao. Đây là điều mà bạn và tôi đã trao tặng khi chúng ta trao lời cho Chúa Giêsu. Điều này chính là lời khấn của chúng ta.

            Đức tin thánh thiện của chúng ta không là gì khác tình yêu của tin mừng, mặc khải cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người và đòi sự đáp trả tình yêu của con người đối với Thiên Chúa. “Thiên Chúa là tình yêu”: một thừa sai phải là một thừa sai của tình yêu. chúng ta phải lan toả tình yêu của Thiên Chúa trên trái đất này nếu chúng ta muốn làm cho các tâm hồn hối hận thực sự vì tội lỗi, muốn củng cố sức mạnh cho họ trước cám dỗ, và và gia tăng lòng quảng đại cũng như mơ ước chịu đau khổ vì Chúa Kitô. Chúng ta hãy sống tình yêu của Chúa Kitô giữa mọi người.

            Trong Kinh thánh chúng ta đọc thấy lòng yêu thương dịu dàng của Thiên Chúa dành cho con người, và chúng ta đọc thấy rằng Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con của Ngài đến sống như chúng ta và để mang cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa là tình yêu, rằng Ngài đang yêu thương bạn và cũng yêu thương tôi. Thiên Chúa muốn chúng ta hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Khi chúng ta nhìn lên thánh giá, tất cả chúng ta biết Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta đến dường nào. Khi chúng ta nhìn vào Thánh Thể chúng ta biết Ngài đang thương yêu chúng ta biết bao nhiêu. Đó là lý do tại sao Ngài đã hiến mình trong Bánh Thánh Thể để làm thoả mãn cơn đói khát tình yêu Thiên Chúa của mỗi người chúng ta, và sau đó, như thể điều này còn chưa đủ, Ngài còn hoá thân làm một người đói khát, một người trần truồng, một người lang thang không nhà cửa, để bạn và tôi có thể làm thoả mãn tình thương mến nhân loại của Ngài. Vì mỗi người chúng ta đã được tạo dựng cho điều đó. Chúng ta đã được tạo dựng để yêu và được yêu.

            Một ngày kia khi đang đi bộ trên đường phố của thủ đô Luân Đôn, tôi nhìn thấy một người đàn ông cao, gầy đứng ở một góc đường, vể mặt thật hết sức khốn khổ. Tôi đi lại phía ông ấy, bắt tay và hỏi xem ông ta có khoẻ không. Ông ngắm nhìn tôi và nói: “Ồ ! đã lâu, lâu, lâu quá rồi tôi mới cảm thấy sự ấp áp của một cái bắt tay !” Và ông ta ngồi xuống.

            Một nụ thật tươi nở trên gương mặt ông ấy, bởi vì đã có ai đó tỏ lòng tử tế với ông ấy. Chỉ một cái bắt tay đã làm cho ông ta cảm thấy mình là con người.

            Đối với tôi, ông ấy là chính Chúa Giêsu đang cải trang trong một người đau khổ, bị bỏ rơi. Tôi đã cho ông ta niềm vui vì được yêu, tôi đã cho ông ấy cảm giác đang được ai đó yêu và thương.

            Vâng, cũng có ai đó đang yêu thương chúng ta – và người đó là chính Chúa.

... ở đâu có bất công, xin cho con mang lại sự tha thứ ...

            Có một vài cách để chúng ta có thể thực hành sự khiêm nhường:

            Nói về người khác càng ít càng tốt.

            Suy nghĩ về.

            Đừng muốn điểu khiển công việc của người khác.

            Tránh tò mò.

            Chấp nhận sự mâu thuẫn và sự sửa lỗi một cách vui vẻ.

            Vượt qua những sai lỗi của kẻ khác.

            Chấp nhận sự nhục mạ và bị tổn thương.

            Chấp nhận bị khinh bỉ, bị quên làng, bị người khác ghen ghét.

            Không tìm kiếm để được yêu mến và được ngường mộ.

            Luôn tử tế và hiền lành trước những lời khiêu khích.

            Nhường bước trong những cuộc tranh cãi mặc dù mình đúng.

            Luôn chọn những gì khó khăn, nặng nhọc nhất.

Trong thời đại phát triển ngày nay, cả thế giới hầu như đang chạy đua và lúc nào cũng vội vã. Nhưng cũng có những người bị té ngã trên đường và không còn đủ sức để tiếp tục đi. Đó là những người mà chúng ta cần chăm sóc.

Chúng ta hãy thật tử tế trong cách cư xử với nhau và hãy can đảm để chấp nhận người khác. Đừng ngạc nhiên hay bận tâm về những thất bại của nhau; tốt hơn hãy nhìn và tìm những điều tốt đẹp nơi người khác, vì mỗi người chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nói điều tuyệt đẹp này: “Thầy là cây nho, anh em là cành.” Chúng ta hãy cố gắng thấy và chấp nhận điều này mỗi chị em là một cành trong cây nho Đức Kitô. Nhựa sống thông chuyền từ cây sang các cành nho ở đâu cũng là một loại.

Nếu thỉnh thoảng như thể Ông Chủ đi vắng, liệu không phải vì chúng ta đã ở quá xa người khác sao ? Chỉ có một điều duy nhất bảo đảm nước trời cho chúng ta : những hành động bác ái và lòng tốt mà chúng ta đã làm trong cuộc sống trần gian. Chúng ta không bao giờ biết được một nụ cười có thể mang những điều tốt lành và hạnh phúc như thế nào. Chúng ta thường nói với mọi người rằng Thiên Chúa, Ngài tốt lành, cảm thông hay tha thứ biết bao, nhưng chúng ta có minh chứng điều đó trong cuộc sống chúng ta? Liệu họ có thực sự nhìn thấy lòng tử tế đó, sự tha thứ đó, và sự hiểu biết thông cảm đó ở trong chúng ta không ?

Các con hãy ân cần dịu dàng trong từng hành động của các con. Đừng nghĩ rằng các con là người duy nhất biết làm việc hiệu quả, và xứng đáng làm việc. Điều này làm cho các con khe khắt trong việc xét đoán những người không có cùng khả năng giống các con. Thiên Chúa sẽ chỉ hỏi chị đó về những gì Ngài đã ban cho chị ấy chứ không về những gì Ngài đã ban cho con; vậy tại sao lại gây cản trở kế hoạch của Thiên Chúa ? Tất cả mọi sự là của Chúa, và Ngài ban phát cho ai như thế nào là tuỳ ý Ngài thích. Các con hãy làm hết sức của mình và hãy nghĩ rằng người khác cũng đang làm hết nỗ lực của họ đối với ý định của Thiên Chúa trên họ. Nỗ lực của họ có thể cuối cùng là một sự thất bại hoàn toàn – Còn nỗ lực của các con là gì ? Các con đã đi theo con đường mà Thiên Chúa đã chọn cho các con. Đối với người khác cũng vậy, hãy để cho Ngài chọn lựa cách thức cho họ.

Chúng ta hãy chiêm ngưỡng lòng thương xót của Chúa Kitô đối với Giuđa. Thầy chí thánh đã giữ một sự thinh lặng thánh thiện: Ngài không muốn để lộ kẻ phản bội của Ngài trước mặt các đồng bạn của y. Chúa Giêsu đã nói thẳng và tuyên bố công khai ý định phản bội che giấu của Giuđa. Ngài đã muốn lòng thương xót hơn sự kết án. Ngài đã gọi Giuđa là bạn. Và nếu như Giuđa đã nhìn vào mắt Chúa Giêsu, chắc chắn anh đã trở thành bạn của lòng thương xót Chúa.

 

 

... ở đâu có nghi nan, xin cho con mang đến đức tin ...

 

Dom Marmion đã viết: “Tất cả những gì mà các bạn phải làm là giao phó chính bản thân vào tay Chúa như chất sáp, để Ngài không sợ ngắt bỏ những phần vô dụng.” Về phần mình, khi Dom Marmion trải qua một cơn cám dỗ muốn bỏ tu viện của mình, thầy đã nằm sấp mặt xuống đất trước Nhà Tạm và la to lên: “Thà tôi bị nổ tung thành từng mảnh còn hơn là lìa bỏ Nhà dòng!”

Chúng ta có đủ mạnh, đến mức thà bị cắt thành từng mảnh hơn là phải lìa bỏ Đức Kitô không ? Người ta không thể nào thay đổi lời khấn hứa như thay áo được.

* Hãy trung thành trong những điều nhỏ mọn bởi vì chính trong những điều nhỏ mọn mà sức mạnh của các con được biểu lộ. Không có gì là nhỏ bé đối với Thiên Chúa nhân lành, vì Ngài thật vĩ đại và chúng ta thật nhỏ bé. Đó chính là lý do tại sao Ngài tự hạ mình trở nên nhỏ bé và chú ý làm những điều nhỏ mọn, để cho chúng ta một cơ hội tỏ cho Ngài thấy tình yêu của chúng ta. Vì Ngài đã làm nên những điều nhỏ bé, nên chúng trở thành những điều vĩ đại và vô cùng. Không có điều gì Ngài làm là nhỏ bé.

* Trung thành với Hiến Luật là bông hoa thanh tú và quí giá nhất mà chúng ta có thể dâng cho Thiên Chúa. Hiến luật diễn tả ý muốn của Thiên Chúa: chúng ta phải qui phục Hiến luật cho đến hơi thở cuối cùng.

Khi Hiến luật trở nên một trong những điều chúng ta ưa thích nhất, thì tình yêu đó trở thành một sự chăm sóc phục vụ vô vị lợi với một nụ cười thật tươi. Đối với người yêu mến, sự phục tùng này quan trọng hơn cả bổn phận và trách nhiệm, đó là bí mật của sự thánh thiện.

Chúng ta thường bị thuyết phục rằng việc vi phạm những lỗi nhỏ nhất cũng làm tổn thương trái tim Chúa Giêsu và làm vấy bẩn lương tâm trong sạch của chúng ta. Chúng ta phải trung thành với những điều nhỏ nhặt, không phải vì những việc đó -đó sẽ là những tâm hồn tầm thường, quá nhỏ nhen -nhưng vì thánh ý của Thiên Chúa, điều mà chúng ta luôn luôn phải kính trọng ngay trong những việc nhỏ mọn. Những luật lệ nhỏ nhất cũng chứa đựng ý muốn của Thiên Chúa, không kém hơn chút nào so với những việc lớn lao trong cuộc sống.

Để hiểu về sự thật này, chúng ta phải xác tín rằng Hiến luật có một nguồn gốc thiêng liêng. Chúng ta phải mau lẹ nắm chắc lấy Hiến luật, như đứa bé mau lẹ ôm chắc lấy mẹ nó.

Chúng ta phải yêu mến sự thật này với cả ý muốn và lý trí của chúng ta. Không có gì quan trọng nếu đôi khi chúng ta cảm thấy Hiến luật cứng nhắc, khắc khổ và giả tạo. Thiên Chúa đã quá tuyệt vời với chúng ta, vì thế bổn phận của chúng ta cũng phải như thế đối với Ngài.

* Đức tin là món quà Thiên Chúa ban. Không có đức tin, chúng ta không thể sống nổi. Để công việc của chúng ta sinh hoa trái, để công việc đó thuộc về Thiên Chúa, thì công việc của chúng ta phải được xây dựng trên đức tin. Đức Kitô nói: “Khi Ta đói khát, trần truồng, không nhà cửa ...Con đã làm điều đó cho Ta.”(x Mt 25,35-40). Công việc của chúng ta được xây dựng trên nền tảng đức tin và những lời này của Đức Kitô. Ngày nay  đức tin thật khan hiếm, vì sự ích kỷ đã tràn lan khắp nơi; những lợi ích cá nhân được tìm kiếm trên hết tất cả. Đức tin sẽ không thành thực nếu không có lòng quảng đại bao dung. Bác ái và đức tin đi đôi với nhau, đức tin và bác ái bổ túc cho nhau.

            * Q : Trong trường hợp Mẹ phải làm việc trong một đất nước mà Mẹ chỉ được phép làm việc phục vụ người nghèo với điều kiện Mẹ phải chối bỏ niềm tin và tôn giáo của Mẹ, Mẹ có ở lại giúp đỡ người nghèo không ? Hay Mẹ sẽ đi một nơi khác mà ở đó Mẹ có thể hành đạo ?

            MT : Không ai có thể lấy đi niềm tin tôn giáo ra khỏi tôi. Họ không thể ngăn cản hay giật lấy niềm tin ấy ra khỏi tôi. Niềm tin là điều gì đó ở bên trong con người tôi. Và nếu không có cách chọn lựa nào khác, nếu đó là cách duy nhất Chúa Kitô đã chọn để đến với dân tộc đó, thì tôi sẽ ở lại để phục vụ họ. Nhưng tôi sẽ không chối bỏ đức tin của mình. Tôi có thể sẵn sàng mất mạng sống chứ không bỏ đức tin của tôi.

            Trung thành trong những điều nhỏ mọn nhất, không phải vì lợi ích của bản thân điều đó-vì đây là việc của những con người nhỏ mọn-nhưng vì lợi ích của những việc lớn lao, đó là thánh ý của Thiên Chúa, là điều mà chúng ta phải kính trọng hết sức trong từng công việc nhỏ mọn. Thánh Augustinô nói: “Những việc nhỏ thì thực là nhỏ mọn, nhưng trung thành trong những việc nhỏ thì lại là việc lớn lao.” Không phải là một Thiên Chúa hiện diện trong Bánh Thánh nhỏ cũng như trong Bánh Thánh lớn sao ? Điều luật nhỏ nhất trong Hiến luật cũng chứa đựng ý muốn của Thiên Chúa như trong những điều lớn lao trong cuộc sống.

            Để có thể yêu thương, chúng ta cần có đức tin, bởi vì đức tin chính là tình yêu thể hiện qua hành động, và tình yêu thể hiện qua hành động là sự phục vụ. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu đã trở nên Bánh Hằng Sống: để chúng ta có thể ăn, sống và nhìn thấy Ngài trên gương mặt của những người nghèo. Để có thể yêu thương, chúng ta phải nhìn thấy và chạm tới. Và vì thế Chúa Giêsu đã biến người nghèo thành niềm hy vọng ơn cứu chuộc cho bạn và cho tôi. Thực vậy, Ngài đã nói: “Mỗi khi con làm điều đó cho một trong những người anh em nhỏ bé nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta vậy.” (x Mt 25,40).

 

... ở đâu có thất vọng, xin cho con mang đến niềm hy vọng ...

 

            Những người nghèo là niềm hy vọng. Quả vậy, họ tượng trưng cho niềm hy vọng của thể giưói thông qua lòng can đảm của họ. Họ trao tặng chúng ta một cách thức yêu mến Thiên Chúa khác, bằng cách thúc giục chúng ta làm tấtcả những gì chúng ta có thể để giúp đỡ họ.

 

... ở đâu có bóng tối, xin cho con mang đến ánh sáng ...

 

            Trong những vùng lân cận nghèo nàn chúng ta là ánh sáng và lòng nhân hậu của Thiên Chúa.

            Sự hiểu biết về Đức Kitô và về sự hiện diện của Ngài trong người nghèo sẽ dẫn chúng ta đến tình yêu rất riêng tư. Chỉ có tình yêu này mới có thể trở thành ánh sáng và niềm vui của chúng ta trong sự phục vụ lẫn nhau một cách vui vẻ. Đừng quên rằng chúng ta cần đến nhau. Nếu không có người khác cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên trống rỗng và vô nghĩa. Làm sao chúng ta có thể yêu mến được Thiên Chúa và người nghèo của Ngài nếu chúng ta không yêu mến những người đang chung sống với chúng ta và cùng bẻ Bánh Thánh Thể với nhau hằng ngày ?

            * “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu mến các con” - những lời này của Chúa Giêsu không chỉ là ánh sáng cho chúng ta, mà còn là ngọn lửa thiêu đốt sự ích kỷ đang ngăn cản chúng ta lớn lên trên đường thánh thiện. Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta cho đến cùng, cho đến sự cùng tận của tình yêu, cho đến chết trên thập giá. Tình yêu này phải đến từ bên trong -từ sự hiệp nhất bên trong của chúng ta với Đức Kitô. Nó phải là sự chảy tràn của tình yêu chúng ta với Thiên Chúa. Bình thường mà nói yêu thương phải được sống và thở từng ngày cho đến chết. Để hiểu và thực hành điều này chúng ta cần cầu nguyện rất nhiều; lòng tử tế và ân cần sẽ hiệp nhất chúng ta với Thiên Chúa và với những người khác. Những việc bác ái của chúng ta không là gì cả mà chỉ là tình yêu trong tâm hồn chúng ta với Thiên Chúa đã chảy tràn ra bên ngoài.Vì vây, ai hiệp nhất với Thiên Chúa nhiều nhất thì yêu thương anh em mình nhiều nhất.

 

Hình Ảnh: Mẹ Thánh Teresa trong chuyến thăm Việt Nam, đến hiện diện, dâng Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, Chia sẻ Linh Đạo với các chị em nhiều lần tại số 428 , Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, quận Phú Nhuận

Tin liên quan