Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Video

Thống kê

Ơn Gọi

Đời sống dâng hiến còn có một tương lai chăng ?

 

Đời sống dâng hiến còn có một tương lai chăng ?
 
Hình minh họa Các nữ tu Dòng TSBACKT - cộng đoàn St. Francis, Texas, Hoa Kỳ

Zenit : Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Osservatore Romano, ĐHY Rodé, chủ tịch Bộ các tu hội đời sống dâng hiến và các tu hội đời sống tông đồ, đã khẳng định rằng thử thách to lớn của đời sống dânghiến hôm nay là « sự tục hóa « nội tâm » ». «Các cộng đồng tu trì phải phải trở về với nguồn của đặc sủng thành lập và với những giá trị Tin Mừng. Phải trả lại vị trí trung tâm của đời sống thánh hiến cho đời sống cầu nguyện, đời sống chung, ơn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục».

Dưới đây là cuộc phỏng vấn do nhật báo Osservatore Romano (OR) thực hiện ngày 8/11/2007.

OR : ĐHY đã được gọi đứng đầu Bộ Đời Sống Thánh Hiến của Vatican vào tháng Hai năm 2004. ĐHY sẽ mô tả thế nào kinh nghiệm 3 năm rưỡi vừa qua ?

ĐHY Rodé : Những gì tôi sắp nói có lẽ sẽ có vẻ kỳ lạ, nhưng mà những gì cấu thành bí mật đích thực của công việc ở Bộ - hoàn toàn như tất cả cấu trúc điều hành luật trong Giáo Hôi – là sự tôn trọng sự tự do và phẩm giá của mọi nhân vị.

OR : Cụ thể điều đó có ý nghĩa gì ?

ĐHY Rodé : Người ta có thể nghĩ rằng mối tương quan của chúng tôi với các Dòng Tu sẽ thuộc loại tương quan chiều dọc hay chuyên quyền. thực ra, chúng tôi đại diện cho cấp bậc bảo vệ con người. Dĩ nhiên, một sự bảo vệ không phải được định hướng « chống lại » các Tu Hội, nhưng nhắm đối diện với một số khuynh hướng quản trị mà không có sự lưu ý cần thiết đến sự tự do hay đến những đòi hỏi của nhân vị.

OR : Trong xã hội chúng ta đang sống, việc chọn lựa đời sống dâng hiến có còn ý nghĩa nào không ?

ĐHY Rodé : Tôi xin bắt đầu bằng việc nhắc lại rằng trong lịch sử của Giáo Hội, những cuộc cải cách lớn thường nhất là đến từ những Dòng Tu. Chúng ta hãy chỉ nghĩ đến Thánh Biển Đức, Thánh Phanxico, Thánh Đaminh, thánh Inhaxio hay Thánh Gioan Bosco.

OR : Dạ đúng vậy, nhưng còn ngày nay ?

ĐHY Rodé : Ngày nay, tôi tự hỏi : phải chăng chúng ta còn có thể trông chờ vào một bước nhảy vọt năng động, canh tân mới cho Giáo Hội, do đời sống thánh hiến ? 

OR : Và đâu là câu trả lời của ĐHY ?

ĐHY Rodé : Để chân thành, tôi nhìn vào hoàn cảnh hiện nay, tôi sẽ trả lời rằng không. Nhưng tôi sẽ t hêm vào ngay : Có những dấu chỉ tươi mới không thể chôi cải được, có những chứng tá hùng hồn về những gì mà tôi gọi là « sự bền bỉ thánh thiện ». Tắt một lời : sự thánh thiện tiếp tục làm phì nhiêu đời sống Giáo Hội.

OR : Thế nhưng trong nhiều nước, chủ nghĩa tục hóa dường như đã làm tổn thương sức sống và đặc tính sắc bén của đời sống dâng hiến ?

ĐHY Rodé : Tôi nhận thấy rằng ĐTC Biển Đức XVI, qua quyền giáo huấn thường ngày, đưa ra câu trả lời đúng đắn cho vấn đề này. Những « khẩu hiệu » của ngài : Tự do, niềm vui, vẻ đẹp, hy vọng.

OR : Nhưng tại sao ngày nay một người trẻ lại phải cảm thấy bị lôi cuốn bởi những giá trị như là khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục ?

ĐHY Rodé : Bởi vì đời sống dâng hiến là một chọn lựa tự do. Theo quý vị, tại sao Thánh Phanxico đã chọn lựa con đường này ? Để được tự do. Ngài không làm một chọn lựa hư không, nhưng là một chọn lựa tự do.

OR : ĐHY có thể giải thích thêm được không ?

ĐHY Rodé : Chúng ta hãy lấy đức khiết tịnh. Tôi tin rằng đức khiết tịnh giải phóng tính dục, thậm chí tính dục của những người đã lập gia đình. Trong một xã hội mà đức khiết tịnh trong đời sống độc thân là một lý tưởng khả thể, thì thậm chí hôn nhân và tính dục sẽ được giải phóng.

OR : Nói tóm lại, ngày nay những người được thánh hiến là ai ?

ĐHY Rodé : Đặc biệt đó là những người nam và người nữ của niềm hy vọng. Họ thể hiện một chiều kích mà nhân loại ngày nay đã thường mất đi : ý nghĩa về sự siêu việt, về vĩnh cửu. Để lấy lại những từ của ĐTC Biển Đức XVI, đó là những chứng nhân cho sự hiện diện có sức biến đổi của Thiên Chúa.

OR : Như vậy chúng ta hãy thử thiết lập một bức chân dung mẫu của người tu sĩ trong thời đại của chúng ta : chiêm niệm hay hội nhập trong thế giới, nhà giảng thuyết hay nhà khổ hạnh ?

ĐHY Rodé : Tôi xin trả lời với Thánh Biển Đức : Để bắt đầu, hữu thể (primum, esse). Người tu sĩ trước hết là một người được cứu chuộc, mang nơi mình ơn cứu chuộc và biểu lộ ơn đó. Tiếp đến, người tu sĩ có thể đi nơi mình muốn : trong một đan viện, trường học, giáo xứ hay nơi các nẻo đường.

OR : Trên các nẻo đường ?

ĐHY Rodé: Tôi cho quý vị một ví dụ. Ở Aparecida, bên Brésil, tôi đã gặp một dòng tu mới. Tất cả họ đều còn trẻ và họ làm như thánh Phanxico : ăn bận bằng vải len đơn sơ, họ ở bên cạnh những người ăn xin vô gia cư trên các nẻo đường của thành phố. Và năm nay, họ có 20 tập sinh.

OR : Còn trong các nước thuộc châu lục già cỗi ?

ĐHY Rodé : Liên quan đến Châu Âu, tôi nhận thấy rằng trong các dòng tu, có it óc tưởng tượng, ít can đảm, ít năng động. Cho dầu đôi khi xuất hiện điều gì đó mới mẻ : tôi nghĩ đến các thực tại như là « Cộng đoàn Thánh Gioan » hay Cộng đoàn Bêlem.

OR : Đâu là bối cảnh hiện nay của đời sống dâng hiến trên thế giới ?

ĐHY Rodé : Nếu chúng ta xem xét các dòng tu nam, phải nói rằng trong suốt thập niên vừa qua, họ chịu tổn thất nhiều : Một số dòng tu mất 30, 40, thậm chí đôi khi 50 % thành viên của mình.

OR : Đó là một sự suy tàn mà có vẻ bắt đầu ngày sau Công Đồng Vatican II…

ĐHY Rodé : Tôi thường xuyên lập lại điều đó. Nếu chúng ta xem xét các dòng tu, thì cần phải hiện thực và thừa nhận rằng thông thường, những sai lầm nghiêm trọng bị phạm phải trong sự tiếp nhận Công Đồng. Điều đó cũng được ĐTC nhấn mạnh trong diễn văn ngày 22/12/2005 : nhìn thấy nơi Công đồng Vatican II một sự đoạn tuyệt với quá khứ, chứ không phải là một « sự canh tân trong sự liên tục » là nguy hại.

OR : Ngày nay người ta có thể làm gì để đảo ngược khuynh hướng này ?

ĐHY Rodé : Theo tôi, thách đố lơn lao đang chờ đợi chúng ta trong những năm tới là thách đố tục hóa. Và tôi không đối chiếu với sự tục hóa « bên ngoài », nhưng đúng hơn với sự tục hóa « bên trong » của đời sống dâng hiến. Đây là lúc để thừa nhận những sai lầm đã phạm. Các cộng đồng tu trì phải phải trở về với nguồn của đặc sủng thành lập và với những giá trị Tin Mừng. Phải trả lại vị trí trung tâm của đời sống thánh hiến cho đời sống cầu nguyện, đời sống chung, ơn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Tái khám phá những giá trị căn bản này để sống chúng và làm chứng cho chúng trong thế giới : đó là cách thế trao ban cho đời sống tu trì một đà vươn lên mới.


Tiến Nhân

Tin liên quan