Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Video

Thống kê

Hạnh Các Thánh

Ngày 28/10: Thánh Simon và thánh Giuđa - Tông đồ

 

Lễ kính

12753 Thánh Simon và thánh Giuđa

I. Ghi nhận lịch sử - phụng vụ

Theo chỉ dẫn của sách Breviarium Apostolorum – mở đầu Sách Tử đạo của thánh Hiêrônimô –, lễ hai thánh tông đồ Simon và Giuđa mừng vào ngày 28 tháng 10; người ta đã thấy lễ này được ghi trong các sách bí tích của người Franc vào thế kỷ VIII, và ở Rôma vào thế kỷ X. Một nhà nguyện được dâng kính các ngài trong vương cung thánh đường cổ Thánh Phêrô ở Vatican. Các Giáo Hội phương Đông mừng riêng lễ thánh Simon ngày 10 tháng 5, và thánh Giuđa ngày 19 tháng 6.

Trong danh sách 12 Tông đồ, thánh Simon và Giuđa luôn đi chung với nhau, thánh Simon ở vị trí thứ mười và thánh Giuđa ở vị trí mười một (Mt 10, 3-4; Mc 3, 18; Lc 6, 14-16; Cv 1, 13).

Thánh Simon, “thuộc nhóm quá khích” trong Mc và Lc; “người Canaan (=người thuộc nhóm quá khích)” trong Mt, có lẽ là một cựu thành viên của phong trào quá khích chống đối quyết liệt sự cai trị của Rôma. Theo truyền thống phương tây, có thể ngài đã đi rao giảng ở Ai Cập và Lưỡng Hà Địa, nhưng người ta không biết gì đích xác về cuộc đời ngài. Người ta nói ngài chịu tử đạo, và đôi khi người ta vẽ hình ngài bị các đao phủ cưa dọc thân thể làm đôi.

Thánh Giuđa, tông đồ thứ mười một trong danh sách nhóm Mười hai, được kể tên trước Giuđa Iscariot. Trong tiếng Hi Lạp, tên ngài viết giống hệt Giuđa Iscariot, nhưng để phân biệt, người ta xác định thêm là con hay anh của Giacôbê–(Lc 6, 16) hay không phải Giuđa Iscariot (Ga 14, 22). Ngài cũng được gọi là Lebbée trong một số thủ bản của Mt, và Thaddéô trong Mt và Mc, và đôi khi còn gọi là Giuđa, người thuộc nhóm Quá khích (Zélote). Không nên lẫn tông đồ Giuđa với người cùng tên có họ với Chúa Giêsu và với tác giả của Thư thánh Giuđa.

II. Thông điệp và tính thời sự

Lời Nguyện của ngày nhắc nhớ lời giảng của các tông đồ dẫn ta tới sự hiểu biết Chúa Giêsu, và Giờ Kinh Sách trích dẫn một đoạn chú giải của thánh Cyrille thành Alexandria về Tin Mừng Gioan, minh hoạ sứ mạng của các tông đồ: “. . . Các ngài có nhiệm vụ kêu gọi người tội lỗi hối cải, chăm sóc người bệnh tật thể xác hay tâm hồn; trong nhiệm vụ là những người quản lý, các ngài không được tìm cách làm theo ý riêng, nhưng theo ý của Đấng sai các ngài; sau cùng, cứu rỗi thế giới bằng cách giúp thế giới đón nhận lời dạy của Chúa.

Ca hiệp lễ lấy lại câu trả lời của Chúa Giêsu cho thánh Giuđa khi ngài hỏi Chúa: “Lạy Thầy, tại sao thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không cho thế gian?” Câu trả lời của Chúa Giêsu không trực tiếp, nhưng chứa đựng mạc khải về một trong những mầu nhiệm cao siêu nhất của đức tin chúng ta: “Nếu ai yêu mến thầy, thì sẽ giữ lời thầy; Cha thầy sẽ yêu mến người ấy, và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23). Chúng ta không gặp Thiên Chúa như gặp một nhân vật có chức vị, nhưng bằng việc gắn bó với Lời Người trong tình yêu. Chính đây là sự thể hiện niềm khát vọng của các tín hữu trong Cựu Ước: “. . . Này Ta đây, ta đến cư ngụ ở giữa ngươi – sấm ngôn của Đức Chúa (Da 2, 14). Ta sẽ đặt thánh điện Ta ở giữa chúng đến muôn đời. Nhà của Ta sẽ ở giữa chúng; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, và chúng sẽ là Dân của Ta” (Ed 37, 26-27).

 

Enzo Lodi

Tin liên quan