Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Ban Truyền Thông DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI CHÚA KITÔ
Slideshow Trang chủ
Slideshow Trang chủ
Chương II
CHƯƠNG II
Sinh tại miền tây nam Châu Âu năm 1910, Agnes Gonxha Bojaxhiu (Mẹ Têrêsa) lớn lên và trở thành một y tá bé xíu giữa đám đông những kẻ thiếu ăn khốn khổ của những khu ổ chuột tại Calcutta. không bao lâu, công việc của Mẹ đã lớn lên và vượt qua biên giới toàn cầu, làm cho Mẹ trở nên một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất và được kính trọng nhất trên thế giới. Được trao nhiều giải thưởng, như giải thưởng Nobel Hoà Bình và giải thưởng Templeton vì Sự Tiến Bộ của Tôn Giáo, Mẹ đã được diện kiến các Đức Giáo hoàng, các vị tổng thống và các hoàng thân. Thế nhưng, Mẹ không bao giờ ngần ngại làm những công việc hèn hạ nhất, và một trong những đề tài hay được Mẹ nhắc đến đó là cần phải học ở khiêm nhường. Ngày nay, có hơn 4.000 nam nữ tu sĩ khắp nơi trên thế giới thuộc dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ với 107 nhà đã được thành lập.
Bài Thánh vịnh về những người trung thành theo Giavê rất thích hợp với Mẹ Têrêsa :
Họ được trồng trong nhà Đức Chúa
sẽ trổ hoa trong sân nhà Thiên Chúa chúng ta.
Tuy già cỗi vẫn sinh hoa kết trái
tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn.
Để loan truyền rằng chúa thực là ngay thẳng
Ngài là đá tảng, nơi Người chẳng chút dối gian.
Tv 92,14-16
Ngày 16 tháng Tám năm 1910 : một bé gái đã được sinh ra trong gia đình Bojaxhiu. Đứa trẻ đó một ngày kia đã trở nên nổi tiếng với tên gọi Mẹ Têrêsa sinh ở Skopje, thủ đô của nước cộng hoà Albanian của Macedoniea. Cô là người con thứ ba và bé út của ông Nikola Bojaxhiu và bà Drana Bernai, thành hôn năm 1900. Chị của cô, Aga, sinh năm 1905, và người anh trai Lazar sinh năm 1907.
Ngày 27 tháng Tám năm 1910: cô được rửa tội. Đứa trẻ được rửa tôi trong Nhà thờ Giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu và được đặt tên là Gonxha (Agnes). Cha mẹ cô là những người công giáo đạo hạnh, nhất là mẹ cô.
Năm 1919 : bố cô qua đời. Nikola Bojaxhiu đã chết do một vụ ngộ độc mưu sát sau khi tham dự một cuộc mit ting chính trị. Ông là một hội viên thuộc hội đồng thành phố với niềm tin vào mạnh mẽ vào chủ nghĩa dân tộc.
Từ năm 1915-1924 ; Agnes đã sống thời thơ ấu thật hạnh phúc. Cùng với chị và anh trai, Agnes theo học ở các trường công lập. Cô học rất tốt, mặc dầu sức khoẻ của cô có phần mong manh. Cô cũng dự các lớp học giáo lý của giáo xứ, tham gia ca đoàn, và là hội viên của một tổ chức giới trẻ công giáo mang tên Hội Con Đức Mẹ. Cô đặc biệt rất thích đọc các truyện về các nhà thừa sai cũng như sách hạnh các thánh.
Mẹ Têrêsa đã kết luận về cuộc sống gia đình của Mẹ trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu của mình: “Tất cả chúng tôi sống hiệp nhất với nhau, nhất là sau cái chết của bố. Chúng tôi sống vì nhau và nỗ lực hết sức cho hạnh phúc của người khác. Chúng tôi thực sự đã đồng tâm nhất trí với nhau và là một gia đình thật hạnh phúc”.
Lazar, người con trai duy nhất của gia đình, thường bình luận về đười sống tôn giáo của mẹ và hai chi em như sau : “Chúng tôi sống bên cạnh Nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thỉnh thoảng mẹ, chị và em gái tôi dường như ở lại nhà thờ lâu như ở nhà mình. Họ luôn bị cuốn hút với ca đoàn, với các công việc tông đồ của giáo xứ, và với các đề tài về các nhà thừa sai”.
Lazar cũng thường nới về lòng quảng đại của mẹ mình: “Mẹ tôi không bao giờ để bất cứ một người nghèo nào đến trước cửa nhà tôi mà lại ra đi với đôi tay không. Khi chúng tôi nhìn mẹ với sự ngạc nhiên, bà ấy luôn nói: ‘Hãy ghi nhớ điều này, mặc dù những người đó không phải là máu mủ với chúng ta, và mặc dù họ nghèo túng, họ vẫn là anh em của chúng ta’”.
Khi Agnes được mười hai tuổi, cô cảm thấy tiếng gọi đầu tiên trong đời sống tu trì và thừa sai, tiếng gọi đó đã âm thầm ngủ yên trong vài năm. Trong khi đó, cô vẫn tiếp tục là một thành viên hoạt bát và năng động của Hội Con Đức Mẹ. Với sự khích lệ của các linh mục trong giáo xứ, là các linh mục dòng Tên, cô đã dần trưởng thành trong niềm ao ước trở thành thừa sai ở nước ngoài. Anh trai của Agnes, Lazar, đã sang nước Úc để học tại trường đào tạo đặc biệt về quân sự và trở thành một sĩ quan kỵ binh.
Năm 1928 : Agnes gia nhập tu hội các Soeurs dòng Đức Bà Loreto. Mối bận tâm trở thành thừa sai nước ngoài của cô được chắc chắn bằng một tiếng gọi rõ ràng trong đời sống tu trì khi cô cầu nguyện trước bàn thờ thánh Bổn mạng của Skopje: “Đức Mẹ đã can thiệp cho tôi và đã giúp tôi khám phá ơn gọi của mình”. Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của vị linh mục dòng Tên Yugoslav, Agnes đã xin vào dòng các nữ tu Đức Bà Loreto (thường được gọi là dòng Đức Bà Ái Nhĩ Lan), được thành lập vào thế kỷ XVI do bà Mary Ward. Cô đã bị hấp dẫn bởi những công cuộc thừa sai của họ tại Ấn Độ.
Ngày 26 / 9 / 1928 : Agnes được chuyển đến Nhà Mẹ ở Ái Nhĩ Lan. Sau khi được nhận vào nhà thử, Agnes được gửi đến Dublin, cô đi bằng tàu lửa ngang qua nước Yugoslavia, Áo quốc, Switzerland, Pháp, Anh và cuối cùng cô đã đến Nhà Mẹ của các Soeurs dòng Đức Bà Loreto.
Ngày 1/12/1928 : Cô đã đến Ấn Độ. Sau hai tháng học tiếng Anh cấp tốc, Agnes được gửi sang Ấn Độ; ngày 6/1/1929 sau ba mươi bảy ngày trên tàu cô đã tới Ấn Độ. Agnes chỉ ở tại Calcutta một tuần lễ, sau đó cô được gửi đến Darjeeling, dưới chân núi của dãy Himalayas, để bắt đầu thời gian Nhà Tập.
Ngày 24/5/1931 : Agnes trở thành nữ tu Têrêsa. Sau hai năm tập viện, Agnes tuyên khấn lần đầu để trở thành nữ tu dòng Đức Bà Loreto, đổi tên thánh lúc rửa tội thành Têrêsa. “Ngày lễ khấn lần đầu tôi đã chọn tên thánh là Têrêsa. Nhưng không phải là Thánh Têrêsa Mẹ thành Avila. Tôi chọn tên thánh là Têrêsa của Bông hoa nhỏ, Têrêsa thành Lisieux.”
Từ năm 1931 – 1937 : Sister Têrêsa chuyển đến Calcutta. Sau khi khấn tạm, Sister Têrêsa sống ở Calcutta và là giáo viên dạy địa lý và lịch sử tại trường trung học Thánh Maria, do các nữ tu dòng Đức Bà Loreto điều hành.
Ngày 24/5/1937 : Sister Têrêsa tuyên khấn trọn đời. Sau nhiều lần tuyên khấn lại, Sister Têrêsa đã tuyên lời khấn trọn đời trong dòng Đức Bà Loreto. Mẹ Têrêsa rất hài lòng về cuộc sống của Mẹ trong dòng tu này: “Mẹ là nữ tu hạnh phúc nhất tại Loreto. Mẹ đã dành trọn thời gian ở đây để dạy học. Nghề giáo viên là một công việc tông đồ thực sự vì nó thực hành vì tình yêu Thiên Chúa. Tôi rất yêu thích dạy học.” Sau đó không bao lâu Mẹ đã trở thành hiệu trưởng của trường trung học Thánh Maria.
Ngày 10/9/1946 : Thiên Chúa đã gọi Mẹ đi đến và phục vụ cho những người nghèo khổ. Mẹ Têrêsa đã gọi đó là ‘ngày của thần hứng’. Mẹ nói: “Khi đó, Mẹ đang đi trên chuyến xe lửa từ Calcutta về Darjeeling để tham dự tuần phòng cuối năm. Khi đang âm thầm cầu nguyện Mẹ cảm thấy rỗ ràng một tiếng gọi nữa trong ơn gọi của mình. Và sứ điệp đã rõ. Mẹ phải rời bỏ tu viện và dành trọn bản thân để giúp đỡ người nghèo bằng cách đến và sống với họ. Đó là một mệnh lệnh. Mẹ biết Mẹ phải đi đâu, nhưng Mẹ không biết phải làm điều đó cách nào.”
Ngày 16/8/1948 : Toà thánh tại Rôma cho phép Mẹ theo đuổi ơn gọi mới của mình. Rời bỏ các nữ tu dòng Đức Bà Loreto là một điều khó khăn và đau khổ đối với Mẹ Têrêsa. Để làm được điều đó, Mẹ cần có phép đặc biệt từ Rôma sau khi được dòng cũ của Mẹ chấp thuận. Cuối cùng Toà Thánh đã cho phép Mẹ được sống như một nữ tu ngoài tu viện.Mẹ đã rời dòng ngày 16/8/1948, sau khi cởi trả bộ tu phục của dòng Đức Bà Loreto và khoác trên mình bộ sari màu trắng giống như y phục của những phụ nữ nghèo nhất tại Ấn Độ. Bộ sari có đường viền màu xanh dương là biểu tượng ước mơ của Mẹ là bắt chước sự trong sạch của Đức Trinh Nữ Maria.
Mẹ Têrêsa đã rời Calcutta để tham dự khoá đào tạo y tá sơ cấp trong ba tháng, sau đó trở lại để phục vụ cho những người nghèo khổ tại các khu ổ chuột ở Calcutta. Cũng trong năm nay, Mẹ đã xin và được nhập quốc tịch Ấn Độ. Cuối những năm 70, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban cho Mẹ được mang quốc tịch Vatican để Mẹ đi lại dễ dàng trong các công tác thừa sai.
Ngày 19/3/1949 : Người đệ tử đầu tiên đi theo Mẹ Têrêsa. Subashini Das, một cựu học sinh của Mẹ Têrêsa, bất ngờ đến thăm Mẹ và nói rằng cô muốn theo Mẹ và tham gia các công việc của Mẹ. Cô là nữ tu đầu tiên của dòng tuy lúc đó chưa được thành lập.
Ngày 10/7/1950 : Dòng Thừa Sai Bác Ái đã được phép của Toà Thánh Rôma. Những người phụ nữ khác đã theo Subashni Das một cách nhanh chóng đầy hứa hẹn. Mẹ Têrêsa nói : “Sau năm 1949, tôi nhìn thấy các chị em cứ theo nhau đến xin gia nhập. Tất cả họ đều là học sinh cũ của tôi. Họ muốn hiến trao mọi sự cho Thiên Chúa, và họ có vẻ vội vã làm điều này.” Ngày 7/10/1950, ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, Toà Thánh đã cho phép hoạt động dòng tu mang tên Thừa Sai Bác Ái của Mẹ.
Mười hai người phụ nữ bắt đầu thời gian Nhà tập, kéo dài trong hai năm.
Ngày 22/8/1952 : Mở nhà cho người khốn cùng hấp hối. Lúc này có gần ba mươi phụ nữ trong hội dòng. Khoảng mười hai người trong số họ đã tuyên khấn trọn đời. Có mười hai tập sinh và số còn lại là nhà thử. Các nữ tu đang cần một tu viện thực sự cho mình. Họ đang ở trọ trong một căn hộ cho thuê, do ông Michael Gomes biếu tặng. Các nữ tu cần được học hỏi và đào tạo trong đời sống tu trì, trong khi chăm sóc cho các trẻ em ở những khu ổ chuột, những người đau yếu và những người hấp hối tại đây.
Mẹ Têrêsa đã sắp xếp và mua được một ngôi nhà cho những người hấp hối ở Kaligha, một ngôi đền cổ của người Hinđu ở ngay trung tâm của thành phố calcutta. Ngôi nhà được khánh thành ngày 22/8/1952, ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và ngay lập tức căn nhà đầy ắp những người bệnh hoạn hấp hối, đây là điều đã và đang xảy ra trong mấy chục năm qua, không kể vô số những lần thay đổi người ra kẻ vào (vì luôn có những người bệnh tật hấp hối được đưa đến đây). Ngôi nhà được đặt tên là Nirmal Hriday (nghĩa là “Nhà của những tâm hồn trong sạch”), đây là tên được những người Hinđu chấp nhận, họ là phần lớn những người được đưa đến đây.
Năm 1953 : Nhà Mẹ của dòng Thừa Sai Bác Ái được thành lập.
Sau khi ‘tấn công’ Thiên đàng bằng những lời cầu nguyện mạnh mẽ và liên lỷ, hội dòng Thừa Sai Bác Ái đã mua được một căn nhà để làm tu viện cho mình, tại số 54 đường Lower Circular ở Calcutta. Căn nhà rất tốt cho những nhu cầu đời sống tu trì, và tương đối rộng rãi. Ngôi nhà này sẽ trở nên trụ sở chính điều hành các công tác hoạt động của dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cũng trên con đường Lower Circular này, các sisters đã thuê và sau đó đã mua một căn nhà khác cho những người vô gia cư và các trẻ mồ côi của các khu ổ chuột. Rất nhiều cha mẹ của những em này đã chết trong nhà hấp hối của các nữ tu.
Lúc đầu các sisters cũng rất muốn mở một nhà cho các bệnh nhân phong mà chính các sisters sẽ chăm sóc. Tuy nhiên, vì sự the opposition of the general population, họ đã khởi sự một ‘phòng khám lưu động’ cho những bệnh nhân này. Sau đó các sisters sẽ có thể mở một trung tâm phục hồi ‘self-sufficient rehabilitation center’ cho các bệnh nhân này, mang tên Titagahr và Shanti Nagar, ở ngoại ô của Calcutta.
Năm 1962 : Mẹ Têrêsa được ca ngợi tại Châu Á. Mẹ Têrêsa đã được vinh dự với giải thưởng Padna Sri (Oder of the Lotus) do chính phủ Ấn Độ trao tặng và giải thưởng Magsaysay của hiệp hội quốc tế SEATO Đông Nam Á. Mẹ đã công bố là người phụ nữ xứng đáng nhất của Châu Á. Tuy nhiên, tại các nước phương tây, Mẹ vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Ngày 1/2/1965 : Dòng Thừa Sai Bác Ái nhận được sự công nhận ở những nơi xa hơn. Cho đến nay, dòng Thừa Sai Bác Ái đã được thành lập mười lăm năm. Họ đã phát triển và lan rộng một cách mạnh mẽ khác thường. Có khoảng ba trăm nữ tu trong hội dòng, gồm các nữ tu thuộc các quốc gia châu Âu khác nhau, và có rất nhiều nhà. Tất cả các nhà của dòng Thừa Sai Bác Ái đều được mở ở Ấn độ dưới quyền của các giám mục địa phương. Với lời đề nghị của nhiều giám mục, Đức Thánh Cha Phaolô VI quyết định ban thưởng lời ca ngợi đến dòng Thừa Sai Bác Ái, ban phép cho ‘mở rộng’ hội dòng đến những những giáo phận khác ở xa hơn. Quyết định này, cùng với lời mời của Tổng giám mục Barquisimeto ở Venezuela, xin Mẹ mở nhà trong giáo phận của ngài, đã cho phép dòng Thừa Sai Bác Ái lan rộng những công tác bác ái của mình.
Từ năm 1965-1971 : Nhiều nhà mới đã đựoc mở khắp nơi trên thế giới. Nhà tại Venezuela là nhà đầu tiên mà Mẹ Têrêsa mở tại nước ngoài. Trong suốt những năm sau đó, nhiều nhà khác đã được mở ở Phi Châu, Úc Châu (ở Melbourne và Adelaide), và ở Châu Âu (ở Anh và ở Ý) theo lời mời thúc bách của các giám mục tại những địa phương này. Căn nhà đầu tiên được mở tại Rôma, nước Ý là sự đáp trả lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, với tư cách là vị giám mục Rôma. Đức Thánh Cha là một người rất ngưỡng mộ và cũng là nhà tài trợ giúp đỡ cho các công việc của Mẹ Têrêsa. Đến năm 1971 dòng Thừa Sai Bác Ái đã có năm mươi nhà.
Ngày 26/3/1969 : Hội CộngTác Viên của dòng Thừa Sai Bác Ái được chính thức thành lập. Hội Cộng Tác viên của Mẹ Têrêsa, một tổ chức quốc tế những người làm công tác từ thiện đã trở thành một thực tại tinh thần và là một yếu tố quan trọng làm đẩy mạnh các công việc của dòng Thừa Sai Bác Ái. Thật khó, nếu như không thể, biết chắc số thành viên của hội này vì nó thường gia tăng liên tục, và cũng vì các nữ tu cũng không để ý giữ các số liệu chính xác. Thực ra đã có hội cộng tác này từ khi dòng Thừa Sai Bác Ái mới được thành lập. Ngày 3/3/1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã phê chuẩn hiến pháp cho Hiệp hội Cộng Tác viên và do đó họ đã chính thức trở thành những hội viên của dòng Thừa Sai Bác Ái.
Ngày 12/7/1972 : Mẹ của Mẹ Têrêsa, Bà Drana Bernai, qua đời tại Albania. Bà đã muốn rời Albania để gặp lại con gái và cũng như người con trai, đang sống tại Sicily, trước khi nhắm mắt. Nhưng chính phủ Albania đã từ chối không cho phép bà ra khỏi nước.
Năm 1974 : Người chị duy nhất của Mẹ Têrêsa, Aga Bojaxhiu, qua đời. Chị của Mẹ cũng qua đời tại Albania và cũng không có cơ hội gặp mặt các em lần cuối.
Những năm trong thập niên 80 : Mẹ Têrêsa nhận được các giải thưởng lớn của quốc tế. Suốt những năm của thập niên 80, nhà văn và microphone of Malcolm Muggeride, một nhà báo người Anh, đã làm Mẹ Têrêsa trở nên nổi tiếng khắp các nước phương Tây, không chỉ trong giới công giáo những còn lan rộng trong các lĩnh vực khác ngoài xã hội. Kết quả là Mẹ đã nhận được giải thưởng Người Samaritanô Nhân Hậu của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, giải thưởng Thái Dương vì Sự Phát Triển của Tôn Giáo ở Anh, và giải thưởng Hoà Bình của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tại Vatican. Ngày 17/10/1979, Mẹ Têrêsa đã được thưởng giải thưởng cao quí nhất của quốc tế : Giải Nobel Hoà Bình. Thế nhưng, sự giản dị và khiêm tốn thường ngày của Mẹ cũng không vì thế mà thay đổi.
Ngày 10/12/1979 : Mẹ Têrêsa đã nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình. Mẹ Têrêsa đã nhận giải Nobel Hoà Bình từ tay Vua Olaf thứ V của Na-uy, nhân danh những người nghèo mà Mẹ đại diện và đã dành cả cuộc đời để phục vụ yêu thương.
Từ năm 1980-1985 : Dòng Thừa Sai Bác Ái đã mở thêm nhiều nhà mới và gia tăng nhiều ơn gọi mới. Năm 1980 có mười bốn nhà ở ngoài nước Ấn Độ tại nhiều nơi khác nhau như Lebanon, Tây Đức, Yugoslavia, Mexicô, New Guinea, và Argentina. Sau khi được trao thưởng giải Nobel Hoà Bình, tốc độ bành trướng của dòng Thừa Sai Bác Ái thật đáng kinh ngạc: mười tám nhà mới được mở thêm năm 1981, mười hai nhà năm 1982, và năm 1983 mười bốn nhà nữa được thành lập. Sự gia tăng ơn gọi nhanh chóng đã làm cho Hội dòng trở thành một trường hợp ngoại lệ trong thời đại mà những ơn gọi tu trì mới đang trở nên ngày càng hiếm hoi với các dòng tu.
Từ năm 1986-1989 : Dòng đã thâm nhập vào các quốc gia trước đây đã từ chối các thừa sai. Dòng Thừa Sai Bác Ái đã được phép mở nhà tại Ethiopia, và Nam Yemen. Họ cũng được phép tới Nicaragua, Cuba và Liên Xô, nơi mà chính phủ đang quảng bá mạnh mẽ học thuyết vô thần. Tại Liên Xô, một trong những kết quả của cuộc cải tổ kinh tế chính trị của tổng thống Mikhail Gorbachev là cho phép Mẹ Têrêsa mở một nhà tại thủ đô Mas-cơ-va.
Tháng 2/1986 : Đức Giáo hoàn Gioan Phaolô II đã đến Calcutta. Đức Thánh Cha đã đến thăm Mẹ Têrêsa và đã trực tiếp đi thăm các công việc của Hội dòng.
Ngày 21/5/1988 : Dòng Thừa Sai Bác Ái đã mở một nhà tại Vatican. Dòng mở một nhà cho những người vô gia cư ở Rôma tại Vatican. Nhà được đặt tên là “Quà của Đức Mẹ” để tưởng niệm Năm Thánh Mẫu. Nhà có bảy mươi hai giường cho đang ông và đàn bà và hai phòng ăn, một cho những người tạm trú và một cho những người qua đêm. Nhà cũng có một phòng khách, một bệnh xá và một hàng hiên rộng hướng về hội trường Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Từ năm 1988-1989 : Mẹ Têrêsa đã nhập viện hai lần vì chứng đau tim. Đây không phải là lần đầu tiên Mẹ làm việc quá sức đến kiệt lực và phải nằm viện. Thậm chí Đức Thánh Cha đã xin Mẹ hãy chăm sóc sức khoẻ cho mình cẩn thận hơn. Các bác sĩ của Mẹ đã đặt một máy điều hoà nhịp tim trong lồng ngực và nói Mẹ chỉ còn sống khoảng sáu tháng nữa.
Ngày 16/4/1990 : Mẹ Têrêsa nhường chức Bề trên Tổng quyền dòng TSBA. Viện dẫn lý do chính đáng là sức khoẻ đã suy yếu, Mẹ Têrêsa đã nhường chức Bề trên tổng quyền của Hội dòng. Được giảm bớt những trách nhiệm nặng nề, Mẹ đã có thể dành nhiều thời gian hơn để đi thăm các nhà của hội dòng ở khắp nơi.
Tháng 9/1990 : Mẹ Têrêsa được mời gọi ra khỏi sự nghỉ ngơi và được tái bầu làm bề trên tổng quyền của dòng Thừa Sai Bác Ái.
Nhận thức sự lãnh đạo và sự khôn ngoan đạo đức có một không hai của Mẹ Têrêsa, các sisters dòng Thừa Sai Bác Ái đã bầu lại Mẹ Têrêsa làm Bề trên Tổng quyền, mặc dù Mẹ đã tám mươi tuổi và sức khoẻ đã suy yếu.
Tháng 1/1991 : Mẹ Têrêsa đã yêu cầu khẩn thiết hai nguyên thủ quốc gia hãy ngăn chặn chiến tranh vùng Vịnh. Tổng thông George Bush và tổng thống Saddam Hussein đã nhận được lời yêu cầu khẩn thiết nhân danh “những người vô tội” chỉ một khoảnk khắc trước khi chiến tranh nổ ra. Hai toán các sisters đã đi đến Baghdad để cứu giúp các nạn nhân của cuộc chiến này.
Từ năm 1991-1993 : Sức khoẻ của Mẹ Têrêsa đã suy yếu. Quả tim yếu ớt của Mẹ đã làm Mẹ đột quỵ trước tiên ở Tijuana, Mexicô, và sau đó lại xảy ra ở Delhi, Ấn Độ. Bất chấp sự đau đớn và khó thở, Mẹ đã cố trấn tĩnh khi được mời quay trở lại Beijing hồi tháng 10/1993.
Ngày 30/8/1993 : Hội Cộng Tác Viên giải tán. (?) Hiệp hội Cộng Tác Viên đã cộng tác và chia sẻ công việc của dòng Thừa Sai Bác Ai trong hai mươi lăm năm. Sức khoẻ không ổn định của Mẹ Têrêsa đã thúc dục Mẹ hướng dẫn việc chỉ có những người làm việc trực tiếp với dòng Thừa Sai Bác Ái sẽ tiếp tục được gọi là những Cộng Tác Viên. Tất cả những người khác sẽ không còn bị ràng buộc với hội dòng nữa.
Ngày 3/2/1994 : Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Quốc Tế tại Washington D.C. Được tổng thống Clinton và phó tổng thống Gore củng cố, Mẹ Têrêsa đã phát biểu trong Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Quốc Tế trước hàng ngàn quan chức cao cấp đang sửng sốt nghe Mẹ nói về sứ điệp bảo vệ sự sống và kêu gọi hoà bình. Sau đó, tổng thống đã cám ơn vì “cuộc đời tận tuỵ của Mẹ”, một sự tận tuỵ - ông nói - mà Mẹ đã sống cách thực sự.