Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Ban Truyền Thông DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI CHÚA KITÔ
Slideshow Trang chủ
Slideshow Trang chủ
Chương I
CHƯƠNG I
Mẹ Têrêsa : Một tâm hồn cầu nguyện
“Cầu nguyện là làm việc, làm việc là cầu nguyện.”. Câu phương châm cổ xưa của Thánh Bênêdictô cũng là khẩu hiệu của Mẹ Têrêsa. Nổi tiếng khắp thế giới vì công việc yêu thương phục vụ giữa những người nghèo khổ, Mẹ Têrêsa luôn củng cố và hiến dâng những công việc mình làm bằng lời cầu nguyện liên lỉ mỗi ngày.
Có lời cầu nguyện bằng lời: đó những lời cầu nguyện ưa thích nhất mà Mẹ thường đọc trong Thánh lễ, và với những người mộ đạo. Có lời cầu nguyện trong thinh lặng: đó là sự chiêm ngắm Thiên Chúa trong sự yên tĩnh của ngôi nhà nguyện mỗi buổi chiều hay trên những khuôn mặt của những người nghèo khổ mà Mẹ gặp ban ngày. Mẹ Têrêsa thường nói với mọi người rằng: cầu nguyện liên tục chính là điều làm nên sự khác biệt giữa những Thừa Sai Bác Ái và những người làm công tác xã hội. Mẹ nói về hội dòng của Mẹ: “Chúng tôi là những nhà chiêm niệm giữa lòng thế giới”.
Chương Một là sự giới thiệu về cuộc đời và những công việc của Mẹ, và đuợc viết ra trong khuôn khổ cầu nguyện.
NHÀ CHIÊM NIỆM GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
Chúng ta hãy lắng nghe Mẹ Têrêsa mô tả một ngày sống của một Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta.
Cuộc sống chúng tôi tập trung vào Thánh Thể và việc cầu nguyện. Chúng tôi bắt đầu ngày sống với việc tham dự Thánh lễ, hiệp lễ và nguyện gẫm.
Sau Thánh lễ và bữa điểm tâm, một số các sisters đi đến nhà hấp hối, một số khác đi đến khu nhà những người kiều dân mắc bệnh phong, một số các sisters đến các trường tiểu học của chúng tôi tại các khu nhà ổ chuột, một số khác nữa điều hành việc chuẩn bị và phân phát thức ăn cho người nghèo, có những sisters đi thăm những gia đình nghèo khó, dạy giáo lý ...
Các nữ tu của chúng tôi dường như tản ra khắp thành phố (chỉ riêng ở Calcutta, chúng tôi có năm mươi chín nhà. Nhà dành cho người hấp hối chỉ là một trong các trung tâm khác). Các sisters của chúng tôi đi khắp mọi nơi với tràng chuỗi trong tay. Đó là cách thức chúng tôi cầu nguyện trên đường đi. Chúng tôi không bao giờ đến với người khác mà không cầu nguyện. Tràng chuỗi Mân Côi là sức mạnh và sự bảo vệ của chúng tôi.
Chúng tôi luôn đi từng hai người một, và chúng tôi trở về nhà khoảng 12:30 chúng tôi đọc Kinh Trưa, và sau giờ kinh chúng tôi ăn bữa trưa. Sau cơm trưa chúng tôi rất thường khi phải làm việc nội trợ trong nhà.
Sau đó, mọi sisters phải nghỉ trưa khoảng nửa tiếng, bởi vì cả buổi sáng họ đã đi bộ và làm việc. Sau giờ nghỉ trưa, chúng tôi có giờ xét mình, đọc kinh Phụng vụ và đi đàng Thánh giá.
Lúc 2:00 giờ chiều - chúng tôi đọc sách thiêng liêng khoảng nửa tiếng, sau đó chúng tôi
uống trà.
3:00 giờ chiều - các sisters đã khấn lại đi ra ngoài với công việc phục vụ. (Nhà tập và Nhà thử thì ở lại nhà. Các em phải dự các lớp Thần học và Kinh thánh và các môn học khác như: nội qui và những luật lệ của Hội dòng.)
Khoảng 6:15 hoặc 6:30 chiều - mọi người trở về nhà.
Từ 6:30 đến 7:30 - chúng tôi có giờ chầu Thánh Thể.
Lúc 7:30 - chúng tôi ăn bữa tối.
Sau bữa tối, khoảng hai mươi phút, chúng tôi chuẩn bị công việc cho sáng ngày mai.
Từ 8:30 đến 9:00 tối - là giờ giải trí. Mọi người được tự do nói chuyện thoải mái, sau
khi đã làm việc cả ngày.
Lúc 9:00 - chúng tôi vào nhà nguyện để đọc kinh tối và chuẩn bị bài nguyện gẫm cho
sáng ngày hôm sau.
Mỗi tuần một lần, chúng tôi có một ngày tĩnh tâm. Ngày đó, các em tập sinh năm thứ nhất sẽ ra ngoài làm việc, vì trong cả tuần lễ các em không làm việc ở bên ngoài. Vì thế, trong ngày tĩnh tâm tất cả các sisters đã khấn đều ở nhà để tham dự việc xét mình. Trong ngày đó, chúng tôi thường lãnh Bí tích Giao Hòa và chầu Chúa Giêsu Thánh Thể nhiều hơn những ngày khác.
Đây là thời gian chúng tôi lấy lại sức mạnh và để cho Chúa Giêsu lại chiếm ngự tràn đầy trong tâm lòng mỗi người. Đó là lý do tại sao đây là một ngày tuyệt đẹp đối với chúng tôi.
Cầu nguyện không ngừng 1 Thêsalônica 5:17
Chúng ta phải hợp lời cầu nguyện của chúng ta với công việc. Chúng tôi cố gắng nhấn mạnhđiều này với các nữ tu của chúng tôi bằng cách mời họ biến những công việc mình làm thành lời cầu nguyện. Làm sao có thể biến công việc của một người thành lời cầu nguyện ? Công việc không thể thay thế cho cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta có thể học cách biến đổi công việc thành lời cầu nguyện. Chúng ta có thể làm điều này như thế nào ? Bằng cách làm công việc đó với Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu. Đó là cách thức biến công việc của chúng ta thành những lời cầu nguyện. Có thể là tôi sẽ không thể tập trung đầy đủ tư tưởng của tôi lên Chúa trong lúc làm việc, nhưng Chúa không đòi tôi làm điều đó. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn có thể mơ ước và dự định rằng công việc tôi sắp bắt tay sẽ được làm với Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu. Điều này thật đẹp, và đó là điều Thiên Chúa muốn. Ngài muốn những ý định và những mơ ước của chúng ta là dành cho Ngài, cho gia đình chúng ta, cho con cái, cho anh chị em chúng ta, và cho những người nghèo.
Chúng tôi bắt đầu ngày sống của chúng tôi bằng việc cố gắng nhận ra Chúa Kitô trong Bánh Thánh Thể. Và trong suốt ngày chúng tôi gần gũi và gắn bó với Ngài trong những thân thể xơ xác và tan nát của người nghèo. Bằng cách này việc làm của chúng tôi đã trở thành lời cầu nguyện, vì chúng tôi đã hoàn thành công việc của mình với Chúa Giêsu, cho Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu.
Người nghèo là lời cầu nguyện của chúng tôi. Chúng tôi mang Chúa đến trong cuộc đời của họ. Lời cầu nguyện thì ở trong tất cả mọi sự, ở trong tất cả mọi cử chỉ của chúng ta.
Thật ra, chỉ có một lời cầu nguyện thực sự và quan trọng nhất : đó là chính Chúa Kitô. Chỉ có một tiếng nói vang lên, vượt trên bề mặt trái đất này: đó là tiếng nói của Chúa Kitô. Tiếng nói hợp nhất và bao trùm mọi tiếng nói vang lên trong cầu nguyện.
Hãy cầu nguyện như trẻ nhỏ, với ước mơ tha thiết để yêu mến nhiều hơn và làm cho những người không được ai yêu mến, bị bỏ rơi được yêu mến.
Lời cầu nguyện hoàn hảo không bao gồm nhiều lời nhưng bao gồm sự tha thiết của ước mơ khiến chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Giá trị của những việc làm hoàn toàn tương ứng với giá trị của những lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên Chúa, và hành động của chúng ta chỉ thực sự hữu ích nếu chúng diễn tả chân thực ước mơ tha thiết của chúng ta. Chúng ta phải tập trung cái nhìn của chúng ta vào Chúa Giêsu, và nếu chúng ta cùng nhau làm việc với Chúa Giêsu chúng ta sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Chúng ta lo lắng và bất ổn vì chúng ta đã cố tự mình làm công việc đó, mà không cần nhờ đến Chúa Giêsu.
Hiệp nhất là hoa trái của cầu nguyện, của khiêm nhường và của tình yêu thương. Vì thế, nếu cộng đoàn cùng cầu nguyện với nhau thì sẽ ở với nhau, và nếu chúng ta ở với nhau chúng ta sẽ yêu thương nhau như chính Chúa Giêsu đã thương yêu mỗi người chúng ta. Một tâm hồn thay đổi thực sự sẽ là một tâm hồn tràn đầy tình yêu mến.
Hãy yêu thích cầu nguyện, hãy cảm thấy nhu cầu cần phải cầu nguyện suốt cả ngày, và bỏ qua mọi lo lắng phiền muộn để cầu nguyện. Nếu bạn muốn cầu nguyện tốt hơn nữa, bạn phải cầu nguyện nhiều hơn nữa. Cầu nguyện mở rộng trái tim của chúng ta cho tới khi nó có khả năng chứa đựng chính Thiên Chúa. Hãy xin và hãy tìm kiếm, và tâm hồn bạn sẽ trở nên đủ lớn để đón nhận Ngài và giữ lấy Ngài như của riêng bạn.
Chúng ta thường rất muốn cầu nguyện với sức riêng của chúng ta, và sau đó chúng ta thất bại. Chúng ta cảm thấy chán nản và rồi bỏ luôn việc cầu nguyện. Thiên Chúa cho phép sự thất bại xảy đến với chúng ta, nhưng Ngài không muốn chúng ta chán nản. Ngài muốn chúng ta trở nên nhỏ bé hơn như trẻ nhỏ, khiêm nhường hơn và biết ơn hơn trong khi cầu nguyện. Ngài không muốn chúng ta cố gắng cầu nguyện một mình, vì tất cả chúng ta thuộc về Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, mà thân thể đó lúc nào cũng cầu nguyện. Lúc nào cũng có những người cầu nguyện; và không có những điều như thế này : “Tôi cầu nguyện”, nhưng là Chúa Kitô trong tôi và Ngài với tôi cầu nguyện; vì vậy mầu nhiệm thân thể của Chúa Kitô cầu nguyện liên lỷ.
Cầu nguyện cách chung chung thì chưa đủ; chúng ta phải cầu nguyện cách chân thành, với lòng sốt mến và đạo đức. Chúng ta phải cầu nguyện kiên trì với tình yêu mến.
Lời cầu nguyện của chúng ta thường là những lời cầu nguyện tự phát bằng lời; những lời cầu nguyện đó phải là những lời bừng cháy phát toả ra từ lò lửa của trái tim tràn đầy tình yêu. Trong cách cầu nguyện này, chúng ta hãy nói với Thiên Chúa với lòng kính trọng và tin tưởng ... Đừng kéo lê hay đi trước, đừng la lớn tiếng hay yên lặng nhưng hãy cầu nguyện cách thật lòng, với sự ngọt ngào êm ái, với sự đơn giản rất tự nhiên, không chút giả bộ. Bạn hãy hiến dâng Thiên Chúa những lời ca ngợi với tất cả tâm hồn và trái tim. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa những lời kinh mà chúng ta đọc, và phải cảm thấy hương vị ngọt ngào của từng lời kinh để lợi dụng tối đa lợi ích của những lời kinh ấy. Thỉnh thoảng chúng ta cũng nên suy gẫm những lời kinh này, và trong ngày sống, hãy cố gắng tìm lấy trong những lời kinh ấy sự thanh thản yên tĩnh của tâm hồn.
Những lời cầu nguyện đến từ trí và lòng chúng ta cũng như những lời cầu nguyện mà chúng ta không đọc bằng sách được gọi là những lời tâm nguyện. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta bị ràng buộc vào hoàn cảnh và không ngừng hướng về sự hoàn thiện. Sự thực hành tâm nguyện hàng ngày là điều cần thiết để đạt tới mục đích. Bởi vì nó là hơi thở sự sống của linh hồn, nếu không thực hành tâm nguyện thì không thể có sự thánh thiện. Thánh Têrêsa Avila nói : “Ai bỏ việc thực hành tâm nguyện thì không cần phải ma quỉ đẩy xuống hoả ngục, chính người ấy đi xuống đó với sự bằng lòng của chính mình”. Chỉ bằng việc tâm nguyện và đọc sách thiêng liêng mà chúng ta có thể trau dồi cho mình những ân sủng của việc cầu nguyện. Tâm nguyện phần nhiều được duy trì bằng sự đơn sơ, nghĩa là quên mình bằng cách ăn chay hãm mình trong thân xác và các giác quan, và bằng những khát vọng thường xuyên để nuôi dưỡng lời cầu nguyện. Thánh Gioan Vianê có nói : “Trong việc thực hành tâm nguyện, hãy nhắm mắt, hãy im tiếng và hãy mở trái tim mình ra.” Trong khẩu nguyện, chúng ta nói chuyện tâm sự với Chúa, trong tâm nguyện Thiên Chúa nói với chúng ta. Và chính lúc đó Thiên Chúa tuôn đổ chính Người trong chúng ta.
Chúng ta hãy cải thiện tinh thần cầu nguyện của chúng ta bằng việc xét mình. Hãy để tâm trí chúng ta hoàn toàn trống rỗng và tự do với tất cả những gì không phải là Chúa Giêsu. Nếu chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc cầu nguyện, hãy xin với Chúa Giêsu và xin mãi : “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến với con, xin hãy cầu nguyện với con và trong con, xin hãy dạy con cách cầu nguyện.” Nếu các bạn cầu nguyện nhiều hơn, các bạn sẽ cầu nguyện tốt hơn. Hãy dùng tất cả giác quan để giúp bạn cầu nguyện.
Chúng ta phải là những chuyên gia trong cầu nguyện. Các tông đồ ngày xưa đã hiểu điều này rất rõ. Khi các ngài nhận thấy các rằng ngài có thể bị cuốn hút bởi vô số những công việc, các ngài đã quyết định tận hiến mình cho việc cầu nguyện liên lỉ và việc phục vụ Lời Chúa. Chúng ta phải cầu nguyện thay cho những ai không cầu nguyện.
Đối với chúng ta, những người tu sĩ, cầu nguyện là một bổn phận thiêng liêng và là một sứ mạng cao cả. Ý thức về tất cả những nhu cầu và lợi ích chúng ta mang nơi bản thân chúng ta, chúng ta sẽ tiến lên bàn thờ cầu nguyện, sẽ lần chuỗi Mân Côi, và hướng về tất cả những việc thiêng liêng khác của chúng ta với sự khao khát thực sự, và tin tưởng đi đến trước ngai ân sủng, để chúng ta có thể nhận được lòng thương xót và những trợ giúp đúng lúc cho chính chúng ta và cho các linh hồn.
Con người đói khát Lời Thiên Chúa là Lời ban bình an, Lời mang lại sự hiệp nhất và ban niềm vui sướng. Nhưng chúng ta không thể cho điều mà chúng ta không có. Đó chính là lý do các bạn cần đào sâu hơn nữa đời sống cầu nguyện của mình. Hãy để Chúa Giêsu nắm lấy bạn, hãy để Chúa Giêsu cầu nguyện với bạn và qua bạn, và khi đó bạn sẽ trở nên một nhà chiêm niệm thực thụ giữa lòng thế giới.
Chúng ta sẽ dùng những cử chỉ và cả những dáng điệu của chúng ta trong cầu nguyện để được lớn lên trong việc cầu nguyện và chiêm ngắm Thiên Chúa, bằng việc hiểu biết cặn kẽ những cử chỉ này với lòng yêu mến. Vì thế, chúng ta sẽ :
- Xử dụng nước thánh với lòng yêu kính như là dấu tẩy rửa bên trong và ân sủng Chúa.
- Làm dấu Thánh giá cách trang nghiêm và xứng đáng như dấu chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, set aside hoàn toàn cho sự chiêm niệm và tình yêu mến, đã được đóng ấn để chống lại quyền lực tối tăm của xác thịt, thế gian và ma quỉ.
- Chắp tay trong cầu nguyện như dấu chỉ lòng kính mến sâu xa và thờ lạy Thiên Chúa.
- Quì gối với lòng sốt sắng như dấu chỉ sự thờ lạy, cầu khẩn, chuyển cầu, sự khiêm nhường và lòng sám hối.
- Đứng thẳng cầu nguyện trong các giờ kinh Phụng vụ như dấu chỉ sự tham dự và hiệp thông của cộng đoàn chúng ta với toàn thể dân Chúa trong việc thờ phượng và công khai của Giáo hội- một giáo hội lữ hành đang tiến về nhà Cha- cũng là dấu chỉ sự chiến thắng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và là dấu chỉ chúng ta tôn kính Thiên Chúa, sự tỉnh thức và sẵn sàng trong mọi sự.
- Ngồi cầu nguyện với sự xét mình sâu lắng như dấu chỉ của tâm tình lắng nghe, tùng phục, thân thiết, chiêm ngắm và tin tuởng yêu thương;
- Phủ phục sát đất như dấu chỉ của lòng phó thác hoàn toàn.
Chúng ta sẽ làm hết khả năng của chúng ta để giới thiệu và cổ vũ việc cầu nguyện cá nhân cũng như trong gia đình, việc nguyện gẫm và đọc sách thiêng liêng, và nếu có thể chúng ta sẽ chia sẻ Lời Chúa trong Kinh Thánh nơi những gia đình mà chúng ta thăm viếng.
Đôi khi chúng ta không nhận được những điều chúng ta tìm kiếm trong cầu nguyện vì chúng ta không tập trung tư tưởng vào trái tim vào Đức Kitô, là Đấng mà Thiên Chúa Cha hài lòng. Thường xuyên có một cái nhìn sốt mến và sâu lắng về Đức Kitô là cách cầu nguyện tốt nhất.
Lời cầu nguyện của chúng ta phải là một thức ăn nóng và thơm ngon, được xuất phát từ một sự nồng nhiệt của một trái tim đã tràn đầy tình yêu thương.
Nếu chúng ta muốn có khả năng yêu thương, chúng ta phải cầu nguyện ! Cầu nguyện sẽ mang lại cho chúng ta một tâm hồn trong sạch, và một tâm hồn trong sạch thì có khả năng nhìn thấy Thiên Chúa. Nếu chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa, thì ngay lập tức, tình yêu của Thiên Chúa sẽ hành động trong chúng ta. Và chúng ta cần yêu thương không phải bằng lời, nhưng bằng hành động !
Khi chúng ta nhìn lên Thánh giá, chúng ta khám phá ra Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta ra sao. Khi chúng ta nhìn vào Nhà Tạm, chúng ta sẽ hiểu tình yêu của Ngài đang dành cho chúng ta như thế nào. Và điều này thật quan trọng với chúng ta, nếu chúng ta thật sự muốn yêu và được yêu, nếu chúng ta muốn học cầu nguyện. Chúng ta hãy dạy cho trẻ em cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện với chúng.
Những suy nghĩ về hoa trái của việc cầu nguyện :
Hoa trái của cầu nguyện là đức tin. Cầu nguyện hướng dẫn chúng ta thưa lên rằng: “Tôi tin”.
Hoa trái của đức tin là tình yêu. Tình yêu giúp chúng ta nói lên rằng: “Tôi yêu”. Hoa trái của tình yêu là phục vụ. Tình yêu làm cho chúng ta nói: “Tôi muốn phục vụ”.
Và hoa trái của phục vụ là sự bình an.
Æ Thỉnh thoảng có vài người hỏi tôi xem tôi có lời chỉ dẫn gì cho những nhà chính trị không. Tôi không thích dính dáng đến vấn đề chính trị, nhưng câu trả lời của tôi chỉ là : “Họ nên khiêm tốn trong các giờ cầu nguyện. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp họ trở thành những chính khách tốt hơn.”
Æ Mỗi khi chúng ta cần làm một quyết định liên quan đến gia đình chúng ta, chúng ta cần cầu nguyện. Chúa Giêsu nói: “Hãy xin thì anh em sẽ nhận được. Hãy tìm thì anh em sẽ thấy. Hãy gõ và cánh cửa sẽ được mở ra cho anh em” (Lc 11,9). Bạn sẽ không bị từ chối bất cứ thứ gì. Hội dòng của chúng tôi (ở Calcutta) đã thực sự sống những kinh nghiệm này. Hiện nay chúng tôi phục vụ hơn một ngàn người. Một ngàn sinh mạng con người tuỳ thuộc ở chúng tôi. Cho dù như thế, nhưng chưa bao giờ, chưa bao giờ chúng tôi nói với bất cứ một người nào rằng: “Hãy đi chỗ khác. Chúng tôi không thể làm được gì để giúp đỡ ông bà”. Thiên Chúa luôn luôn ở đó để tỏ cho chúng ta thấy rằng Ngài không bao giờ yên lặng trước những lời cầu nguyện của chúng ta. Và để chứng thực điều này, Thiên Chúa luôn luôn trợ giúp chúng ta, vì chúng ta còn quan trọng và giá trị hơn nhiều những bông huệ ngoài đồng.
Æ Tôi không nghĩ rằng không còn có ai đó cần sự trợ giúp và ân sủng của Thiên Chúa hơn tôi. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy bất lực và hoàn toàn yếu nhược. Và tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao Thiên Chúa ðã chọn tôi. Bởi vì tôi không thể dựa vào sức riêng tôi, tôi lệ thuộc vào Thiên Chúa hai bốn giờ một ngày. Và nếu một ngày có hơn hai mươi bốn giờ, thì tôi cũng cần ân sủng và sự trợ giúp của Ngài cho những giờ hơn đó. Tất cả mọi người chúng ta phải gắn bó và trung thành với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện và hy sinh.
Q : Mẹ đã yêu thương những con người mà những người khác coi như là thứ loại bỏ, rác rưởi của xã hội. Đâu là bí mật đã cho phép Mẹ làm được điều này ?
A : Bí mật của tôi rất đơn giản : tôi cầu nguyện. Qua cầu nguyện, tôi trở nên một trong tình yêu với Đức Kitô. Tôi nhận ra rằng cầu nguyện chính là yêu mến Ngài. Điều đó có nghĩa là tôi cảm thấy tràn đầy những giới răn của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ quên lời Ngài nói với chúng ta: “Khi Ta đói các ngươi đã không cho Ta ăn” (xem Mt 25,42). Những người nghèo sống trong những khu ổ chuột khắp nơi trên thế giới chính là Đức Kitô đang đau khổ. Con Thiên Chúa đã sống và đã chết trong họ, và qua họ Thiên Chúa tỏ cho tôi thấy gương mặt thật của Ngài. Đối với tôi, cầu nguyện nghĩa là được kết hiệp với thánh ý của Thiên Chúa hai mươi bốn giờ mỗi ngày, để sống cho Ngài, trong Ngài và với Ngài.
Hoa trái các công việc của chúng tôi, cũng như những khả năng thực hiện được phát sinh nhờ lời cầu nguyện. Công việc mà chúng tôi đang hoàn thành là kết quả của sự hiệp nhất của chúng tôi với Chúa Kitô. Chúng tôi đã được kêu gọi để trao ban Chúa Kitô cho mọi người trên thế giới, để họ có thể nhìn thấy Ngài và khám phá ra tình thương và lòng trắc ẩn của Ngài, cũng như nhận biết sự khiêm nhường vô hạn của Ngài.
Æ Chúa Giêsu là lời cầu nguyện của chúng ta, và Ngài cũng là lời đáp trả cho tất cả những lời nguyện cầu của chúng ta. Ngài đã chọn trở nên trong chúng ta bài ca tình yêu, khen ngợi, thờ lạy Thiên Chúa Cha, chuyển cầu, và xin Cha tha tội nhân danh tất cả mọi tạo vật, đặc biệt là những người cùng khổ và những người không cầu nguyện, những người không biết cách cầu nguyện, những người không dám và không muốn cầu nguyện.
Ca hát là một phần quan trọng trong cầu nguyện. Chúng ta sẽ giữ cho những bài hát của chúng ta đơn sơ và sử dụng nhạc cụ nhẹ khi cần thiết.
Æ Chúa Giêsu Kitô đã nói với chúng ta rằng: “Các con hãy cầu nguyện luôn, đừng bao giờ chán”(Lc 18,1). Thánh Phaolô cũng nói: “Hãy cầu nguyện không ngừng”(1Tx 5,17). Thiên Chúa đã kêu gọi tất cả mọi người trong tâm tình này - hãy cầu nguyện luôn. Hãy để cho tình yêu của Chúa một lần nữa chiếm đoạt trọn vẹn trái tim bạn, và hãy cho tình yêu ấy trở nên bản tính thứ hai của bạn ; đừng để trái tim đó đau khổ về một sự gì ; hãy để trái tim luôn gia tăng tình yêu của Thiên Chúa bằng cách làm hài lòng Ngài trong mọi sự và không từ chối ngài điều gì. Hãy để tình yêu ấy đón nhận mọi sự xảy ra từ bàn tay yêu thương của Chúa.
Người ta thường nói nhiều về người nghèo, nhưng họ lại không biết và không nói chuyện với người nghèo bao giờ. Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể nói rất nhiều về cầu nguyện nhưng có khi chúng ta lại không biết cách cầu nguyện.
Æ Liệu trí và lòng các bạn đã hướng lên Chúa Giêsu ngay khi các bạn vừa thức giấc không ? Đó là cầu nguyện, là các bạn hướng lòng trí lên Thiên Chúa. Trong những lúc khó khăn, trong những lúc ưu sầu, đau khổ, khi bị cám dỗ ... và trong mọi sự , đâu là nơi lòng trí chúng ta hướng về trước hêt ? Chúng ta đã cầu nguyện như thế nào ? Chúng ta có để một bên những rắc rối của chúng ta để quay về với Chúa để cầu nguyện không, hay chúng ta đã vội tìm những lời an ủi ?
Æ Đức tin của các bạn đã trưởng thành chưa ? Nếu không cầu nguyện, đức tin sẽ rời bỏ các bạn.
Hãy xin Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong bạn. Hãy học cầu nguyện, hãy yêu thích cầu nguyện, và thường xuyên cầu nguyện. Hãy cảm thấy nhu cầu cầu nguyện và ao ước cầu nguyện.
Nếu các bạn đã học cách cầu nguyện, thì tôi không còn lo ngại cho bạn nữa. Nếu bạn đã biết cầu nguyện, bạn sẽ yêu thích cầu nguyện – và nếu bạn đã yêu thích cầu guyện, thì bạn sẽ cầu nguyện. Sự hiểu biết sẽ dẫn đến yêu thương và yêu thương dẫn đến phục vụ.
Nếu bạn không cầu nguyện, sự hiện diện của bạn sẽ không có năng lực, lời nói của bạn sẽ không có năng lực. Nếu bạn cầu nguyện, bạn sẽ có thể vượt qua được tất cả những mưu mô và lừa đảo của ma quỉ. Đừng bao giờ tin vào những ý nghĩ mà chúng bày ra trong tâm trí bạn.
Æ Cầu nguyện mở rộng tâm hồn chúng ta cho tới khi nó có khả năng chứa đựng chính Chúa. Hãy cầu xin và hãy tìm kiếm, và lòng bạn sẽ đủ rộng để đón nhận Thiên Chúa và giữ Ngài làm của riêng mình.
Æ Hãy thực sự chân thành trong lời cầu nguyện. Bạn có biết cách cầu nguyện không ? Bạn có yêu thích cầu nguyện không ? Sự chân thành không là gì cả mà là sự khiêm nhường, và bạn chỉ có thể học được sự khiêm nhường bằng việc chấp nhận bị khinh rẻ và nhục mạ. Tất cả những điều người ta nói về sự khiêm nhường cũng không đủ để dạy cho bạn cách khiêm nhường. Tất cả những gì bạn đã đọc về lòng khiêm nhường cũng không đủ để dạy cho bạn cách ở khiêm nhường. Bạn chỉ có thể học sự khiêm nhường bằng cách chấp nhận sự nhục mạ và bị loại bỏ. Và bạn sẽ gặp thấy tất cả sự bạc đãi này trong cuộc sống của bạn.
Sự khiêm nhường lớn nhất đó là biết rằng bạn chẳng là gì cả. Và điều này bạn sẽ được biết khi đối diện với Thiên Chúa trong cầu nguyện. Khi bạn diện đối diện với Thiên Chúa, bạn chẳng thể làm được điều gì khác ngoại trừ nhận biết rằng bạn chẳng là gì cả và bạn cũng chẳng có gì cả. Trong thinh lặng của tâm hồn Thiên Chúa sẽ nói với bạn. Nếu bạn ở trước Chúa trong cầu nguyện và trong thinh lặng, Thiên Chúa sẽ lên tiếng nói với bạn. Và khi đó bạn sẽ biết rằng bạn không là gì cả. Chỉ khi bạn nhận thức sự hư không và trống rỗng của bạn, thì Thiên Chúa mới có thể lấp đầy tâm hồn bạn bằng chính Ngài.
Æ Cầu nguyện là sự sống thống nhất và làm cho ta nên một với Chúa Kitô. Vì vậy, cầu nguyện rất cần thiết như không khí, như máu trong cơ thể, và như bất cứ thứ gì duy trì sự sống còn của chúng ta - cầu nguyện giúp chúng ta sống trong ân sủng của Thiên Chúa.
Chúng ta không thể tham gia vào công tác tông đồ nếu chúng ta không phải là một tâm hồn cầu nguyện, không ý thức rõ ràng và qui phục thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta phải ý thức về sự hiệp nhất của chúng ta với Đức Kitô, như Ngài đã ý thức rất rõ về sự hiệp nhất của Ngài với Chúa Cha. Hành động của chúng ta sẽ chỉ là công tác tông đồ thực sự bao lâu chúng ta để cho Chúa làm việc trong và qua chúng ta - với quyền năng của Ngài, với lòng muốn và tình yêu của Ngài. Chúng ta phải trở nên thánh thiện, không phải vì chúng ta muốn cảm thấy mình thánh thiện, nhưng bởi vì Chúa Kitô phải có thể sống cuộc đời của Ngài cách tràn đầy trong chúng ta.
Æ Hãy xem Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện như thế nào : Hãy gọi Thiên Chúa là Cha các con ; hãy ca ngợi và làm vinh danh Ngài, hãy thi hành thánh ý của Ngài như các thánh đang làm ở trên thiên đàng ; hãy xin Cha cho lương thực hằng ngày, lương thực thể chất cũng như tinh thần ; hãy xin Cha tha thứ cho các tội chúng con đã phạm và xin Cha ban cho các con cũng được ơn tha thứ cho người khác ; hãy xin Cha cho được ơn chống trả các chước cám dỗ, và ơn cuối cùng là được giải thoát khỏi ma quỉ và quyền lực sự dữ đang ở trong và ở xung quanh chúng con.
Æ Sự thất bại và sự mất ơn gọi cũng có khi là do chểnh mảng việc cầu nguyện. Vì cầu nguyện là như thức ăn cho đời sống thiêng liêng, sự chểnh mảng, bỏ bê việc cầu nguyện sẽ làm cho đời sống tinh thần thiếu ăn và bị chết đói ; và như thế việc mất ơn gọi là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ theo cách thức riêng của mỗi người, xin Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện, như xưa Mẹ đã dạy cho Chúa Giêsu cầu nguyện trong suốt những năm khi Ngài còn ở với Mẹ tại Nazareth.
Bạn phải làm hết sức để tiến bước trong sự hiện diện của Chúa, để nhìn thấy Thiên Chúa nơi tất cả những người bạn gặp gỡ, để sống điều bạn nguyện gẫm buổi sáng trong suốt cả ngày. Khi bạn đi làm nhiệm vụ, hãy làm lan toả xung quanh bạn niềm vui được thuộc về Thiên Chúa, được sống với Chúa, được trở nên của riêng Ngài. Trên đường phố, trong những khu ở của người nghèo, hay nơi làm việc, hãy luôn cầu nguyện với cả trái tim và tâm hồn. Hỹa giữ sự thinh lặng mà Chúa Giêsu đã giữ suốt ba mươi năm sống ẩn dật tại làng quê Nazareth, và cho đến bây giờ Ngài vẫn còn giữ trong nơi Nhà Tạm, để chuyển cầu cho chúng ta. Hãy bắt chước Đức Mẹ khi cầu nguyện, Mẹ đã giữ tất cả trong lòng, qua việc cầu nguyện và suy niệm, và Mẹ vẫn là trạng sư cầu khẩn mọi ơn phúc cho chúng ta.
Hãy cầu nguyện. Hãy xin những ơn cần thiết. Hãy cầu nguyện để có thể hiểu biết Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta đến nhường nào, để rồi chúng ta có thể thương yêu những người khác. Hãy cầu nguyện cho các sisters của chúng tôi, để chúng tôi không làm hư việc của Thiên Chúa. Hãy cầu nguyện để Chúa Giêsu dùng mỗi người chúng ta như Ngài muốn và ở bất cứ nơi nào Ngài muốn.
Trong thinh lặng, linh hồn tôi đợi trông Chúa
Vì ơn cứu độ của tôi từ nơi Ngài mà đến.
(Tv 62,1)
Những tâm hồn cầu nguyện là những tâm hồn thinh lặng sâu xa.
Có một nhà thần học rất thế giá (important), ngài là một lịn mục rất thánh thiện, và cũng là một trong những người nổi tiếng của Ấn Độn ngày nay. Tôi biết ngài rất rõ, và tôi đã nói với ngài: “Thưa Cha, Cha nói chuyện về Chúa cả ngày. Chắc hẳn Cha phải gắn bó mật thiết với Chúa lắm !” Và bạn có biết ngài đã nói với tôi thế nào không ? Ngài nói: “Có thể cha đang nói rất nhiều về Chúa, nhưng cũng có thể cha nói chuyện với Ngài rất ít.” Sau đó Cha giải thích: “Có thể cha đã nói huyên thuyên quá nhiều từ ngữ và có thể cha đang nói về những điều tốt lành, nhưng tận đáy lòng của cha, cha đã không có thì giờ để lắng nghe. Bởi vì trong thinh lặng của tâm hồn, Thiên Chúa mới lên tiếng.”
Thật khó cầu nguyện nếu bạn không biết cách cầu nguyện, nhưng chính chúng ta phải cố gắng để tập luyện. Phương cách đầu tiên cần áp dụng là thinh lặng. Chúng ta không thể đặt mình ngay lập tức trước sự hiện diện của Chúa nếu chúng ta không thực hành luyện tập sự thinh lặng nội tại cũng như thinh lặng bên ngoài. Vì vậy chúng ta cần phải chú ý đặc điểm thinh lặng trong trí, thinh lặng nơi mắt và thinh lặng nơi lưỡi.
Thinh lặng mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới về mọi sự. Chúng ta cần thinh lặng để có thể chạm tới các tâm hồn. Điều thiết yếu không phải là điều chúng ta nói nhưng là điều Thiên Chúa nói với chúng ta và qua chúng ta. Chúa Giêsu luôn chờ đợi chúng ta trong thinh lặng. Trong sự thinh lặng đó, Ngài sẽ lắng nghe chúng ta, ở đó Ngài sẽ nói với tâm hồn chúng ta, và ở đó chúng ta sẽ nghe thấy tiếng Ngài.
Khía cạch chiêm niệm của ơn gọi thừa sai của chúng tôi thúc giục chúng tôi tập hợp toàn thế giới và đưa vào giữa tâm trí chúng tôi, nơi mà Ngài là nguồn gốc và là Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ mà Ngài đang hiện hữu và vũ trụ trở thành một với Ngài, được uống từ nguồn nước yên tĩnh và bình an trong Chúa, và để cho nguồn nước ân sủng trong sạch chảy tràn không ngừng từ nguồn mạch chảy đến cho mọi loại thụ tạo.
Thinh lặng nội tâm là điều khó thực hiện, nhưng chúng ta phải nỗ lực cố gắng. Trong thinh lặng chúng ta tìm thấy một nguồn năng lực mới và một sự hiệp nhất thực sự. Chính năng lực của Thiên Chúa sẽ trở thành năng lực của chúng ta giúp chúng ta thi hành mọi việc cách tốt đẹp, và như thế ý nghĩ của chúng ta sẽ hợp nhất với ý nghĩ của Ngài và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ hợp nhất với lời cầu nguyện của Ngài, và hành động của chúng ta sẽ hợp nhất với hành động của Ngài, và chúng ta sẽ hợp nhất cuộc sống của chúng ta với sự sống của Ngài. Tất cả những lời nói của chúng ta nếu không xuất phát từ bên trong sẽ trở nên vô dụng. Những lời nói không mang lại ánh sáng của Chúa Kitô sẽ gia tăng bóng tối.
Đây là điều mà chúng ta phải học ngay từ lúc bắt đầu, đó là lắng nghe tiếng nói của Chúa trong tâm hồn chúng ta, và trong thinh lặng của tâm hồn mà Thiên Chúa lên tiếng. Và từ sự đầy tràn của tâm hồn, miệng chúng ta phải nói ra. Đó là sự liên hệ nối kết.
Trong thinh lặng của tâm hồn, Thiên chúa nói và như thế bạn phải lắng nghe. Và trong sự sung mãn của tâm hồn- vì đã đầy tràn Thiên Chúa, đầy tràn tình yêu và lòng trắc ẩn, đầy tràn niềm tin- miệng các bạn sẽ nói.
Hãy lắng nghe trong thinh lặng, vì nếu tâm hồn bạn chứa đầy những thứ khác thì bạn không thể nghe được tiếng nói của Thiên Chúa. Nhưng khi bạn đã lắng nghe được tiếng Chúa trong sự yên tĩnh của tâm hồn, thì trái tim bạn sẽ tràn đầy chính Chúa, giống như Mẹ Maria đã tràn đầy ân sủng, Và sau đó, trong lòng tràn đầy thì miệng nói ra.
Việc tập luyện này cần rất nhiều hy sinh, nhưng nếu chúng ta thực sự có ý định cầu nguyện và muốn cầu nguyện chúng ta phải sẵn sàng làm điều đó ngay từ bây giờ. Đây là những bước đầu tiên để hướng về sự cầu nguyện, nhưng nếu chúng ta không thực hiện bước đi đầu này với sự quả quyết thì chúng ta sẽ không đạt được bước cuối cùng : là sự gặp gỡ Thiên Chúa.
Trước khi bạn nói, điều cần thiết là bạn phải lắng nghe, vì Thiên Chúa