Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Video

Thống kê

CHIA SẺ

Ngày 22/02: Lập tông tòa thánh Phêrô

 

Lễ kính

1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ

Quyển lịch cổ nhất của Rôma (Depositio martyrum) có từ năm 354, xác nhận Thánh lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô – Chaire de Saint Pierre” được mừng kính ngày 22.02, ngày dân Rôma nhớ đến những người quá cố. Nhưng sau đó, vì các Giáo Hội xứ Gaule không cử hành trọng thể các lễ trong Mùa Chay, nên Thánh lễ này được dời vào ngày 18.01, trong khi Giáo Hội Rôma vẫn giữ ngày cũ. Ngày lễ cũng khác và chủ đề cũng khác: trong xứ Gaule, người ta mừng lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô tại Rôma”; tại Rôma, người ta mừng lễ “Ngai Tòa thánh Phêrô tại Antiochia”. Cuối cùng hai lễ nhập lại làm một và được xác định vào ngày 22.02, dưới một chủ đề: Ngai Tòa thánh Phêrô.

Tại Rôma, trong đại thánh đường thánh Phêrô, người ta còn giữ được ngai toà (tiếng La Tinh cathedra) của vị giáo hoàng tiên khởi, có nghĩa là ngai toà, theo truyền thống, thánh Phêrô đã sử dụng. Nó là biểu trưng cho uy quyền của Đức Giáo Hoàng như là Thầy dạy, Thượng tế và mục tử của Hội thánh toàn cầu.

2. Thông điệp và tính thời sự

Thánh lễ kính Ngai Tòa thánh Phêrô giúp chúng ta đào sâu sứ vụ của vị Tông Đồ Phêrô và các đấng kế vị trong Hội thánh, nhờ phong trào đại kết, tìm cách kết hợp mọi Kitô hữu.

a. Ngai Tòa thánh Phêrô trước tiên nhắc nhớ đến sứ vụ Đức Giêsu trao phó cho Simon-Phêrô: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,32). Mặc cho thử thách mà đức tin các Tông Đồ phải chịu (Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo), đức tin của thánh Phêrô giữ vai trò nền tảng trong Hội thánh tiên khởi. Thánh Phaolô xác nhận Chúa Giêsu đã hiện ra với Céphas (Phêrô), sau đó cho nhóm Mười Hai (1 Cr 15,5); cũng thế, Phúc Âm thánh Luca xác nhận trong câu chuyện hai môn đệ đi làng Emmaus: “Nhóm Mười Một và các bạn hữu nói với họ: Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon” (Lc 24,34)

Phụng Vụ nhấn mạnh việc “đức tin của thánh Tông Đồ Phêrô” là đá tảng, trên đó Chúa đã xây dựng chúng ta. Phúc Âm Thánh lễ soi rọi niềm tin này của thánh Phêrô (Mt 16,13-19), trong lời tuyên xưng của Phêrô: “Thầy là Đấng Mêssias, Con Thiên Chúa hằng sống” Đức Giêsu đáp: “Anh là đá, trên đá này Tôi sẽ xây Hội thánh của Tôi“ (câu 18) Lời tuyên bố của Đức Giêsu là nguồn gốc sứ vụ cao vời thánh Phêrô thực hiện trong cộng đoàn tiên khởi, và theo truyền thống Công giáo, là nguồn gốc Tối Thượng Quyền mà tất cả các Đức Giáo Hoàng được lãnh nhận từ thánh Phêrô.

b. Sứ vụ của thánh Phêrô, công bố niềm tin đích thực và chân chính vào Đức Giêsu Kitô, cũng là xác nhận niềm tin của anh em và khuyến khích những người có trách nhiệm trong Hội thánh (Các kỳ mục hay trưởng lão). Vì thế, trong bài đọc một (1 Pr 5,1-4) thánh Phêrô nhắc nhở các kỳ mục, có nghĩa là những người đứng đầu các cộng đoàn, trách nhiệm của họ: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em : lo lắng vì lòng nhiệt thành... Đừng lấy quyền mà thống trị, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.”

Đoạn Công vụ Tông Đồ đọc trong Phụng Vụ Giờ Kinh nhắc đến việc những người đã cắt bì tranh luận với Phêrô. Sau khi thánh Tông Đồ “nhắc lại câu chuyện từ đầu và trình bày từng điểm một cho họ, các thính giả bình tĩnh trở lại và ca ngợi Thiên Chúa”. Như thế thánh Phêrô đã củng cố đức tin cho anh em và kết hợp mọi người trong Hội thánh. Đá góc là Đức Kitô, nhưng Đức Giêsu nói với Phêrô: “Con là đá, có nghĩa là: Ta là đá không thể lay chuyển...còn con, con cũng là đá, con cũng vững vàng nhờ sức mạnh của Ta” (thánh Lêô Cả, Phụng Vụ Giờ Kinh).

Enzo Lodi

Tin liên quan