Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Slideshow Trang chủ

Slideshow Trang chủ

Thống kê

Chương III

 

CHƯƠNG III

 

 

CÔNG VIỆC CỦA MẸ : MỘT CUỘC ĐÀM THOẠI

 

            Trong cuộc phỏng vấn này, Mẹ Têrêsa đã thành thật nói về hội dòng mà Mẹ đã thành lập, về các công cộng của Mẹ đang lan rộng khắp nơi với “những người nghèo nhất trong những người nghèo”, và về niềm tin của Mẹ. Đó là nền tảng của những cuộc nói chuyện giữa Mẹ và Jose Luis Gonzaler-Balado diễn ra ở Tây Ban Nha giữa những năm 1976-1980.

            Q : Thưa Mẹ Têrêsa, Mẹ có thấy dễ dàng khi thực hiện các công việc giữa những người nghèo không ?

            MT : Dĩ nhiên là không dễ dàng nếu không có một đời sống cầu nguyện mạnh mẽ vfa một tinh thần hy sinh xả kỷ. Điều đó cũng không dễ dàng nếu chúng tôi không nhìn thấy trong người nghèo hình ảnh Đức Kitô vẫn đang chịu đau khổ vì cuộc tử nạn của Ngài. Đồng thời, chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc nếu chúng tôi làm cho người nghèo được sống trong hoà bình với nhau. Thật khó cho những người đang thiếu thốn sống hài hoà và giúp đõ nhũng người thân cận, và không xem họ như những đối thủ nguy hiểm, có thể làm cho tình trạng khốn khó của họ trở nên tồi tệ hơn ! Đó là lý do tại sao chúng tôi chẳng thể cho họ điều gì cả ngoại trừ đời sống chứng nhân đầy tình yêu thương, nhìn thấy Đức Kitô nơi mỗi người trong họ, không kể bề ngoài họ xấu xa hay đáng ghét như thế nào.

            Q : Làm sao mà Mẹ có thế có được nhiều ơn gọi như vậy ?

            MT : Chính Thiên Chúa là người đã gửi họ đến với chúng tôi. Họ đến và xem. Có một số người đến từ rất xa. Hầu hết họ nghe nói về công việc của chúng tôi qua việc đọc báo.

            Q : Với các nữ tu Mẹ đang có, Mẹ có thực hiện được tất cả những gì Mẹ muốn không?

            MT : Thật không may, những nhu cầu thì luôn luôn vượt quá khả năng của chúng tôi.

            Q : Thưa Mẹ Têrêsa, điều gì đã khiến Mẹ liên tục mở thêm các nhà mới ?

            MT : Nếu Thiên Chúa tiếp tục gửi cho chúng tôi thêm những ơn gọi chắc chắn, chúng tôi tin rằng Thiên Chúa gửi cho chúng tôi những ơn gọi đó để họ ẩn mình trong tu viện. Đúng hơn, Thiên Chúa muốn tăng thêm những công việc giúp cho những người nghèo khó.

            Q : Tiêu chuẩn nào Mẹ dùng để mở những nhà mới ở Ấn Độ cũng như ở nước ngoài ?

            MT : Chúng tôi không bao giờ mở nhà mà không có lời mời của Đức giám mục ở địa phương đó. Thực ra, những lời thỉnh cầu xin giúp đỡ vào lúc này đã vựot quá sức chúng tôi. Theo như luật chung đã ấn định trong Hiến luật của hội dòng, thì khi chúng tôi nhận một lời mời mở một nhà mới, trước tiên chúng tôi phải đi đến và xem xét những điều kiện sinh sống của người nghèo tại vùng đó. Chúng tôi không bao giờ quyết định mở một nhà vì bất cứ lý do gì khác hơn là phục vụ người nghèo. Thường thường, quyết định bắt đầu một nhà mới luôn dựa theo những xem xét này, ngoại trừ những trường hợp khẩn thiết nhất.

            Q : Theo Mẹ, hình thức ăn mặc bên ngoài có quan trọng không ?

            MT : Điều này không quan trong hoặc chỉ là vấn dề nhỏ. Vì như tu phục của chúng tôi, bộ sari là một cách ăn mặc rất thông thường, chúng tôi sẽ sẵn lòng thay đổi hoặc thôi không mặc nữa nếu chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi không được chấp nhận vì đã ăn mặc theo lối ấy. Chúng tôi có thể thích nghi với một kiểu tu phục khác nếu nó được người nghèo tiếp nhận hơn ở bất cứ nơi nào chúng tôi cảm thấy được mời gọi để thực thi sứ mạng của mình.

            Q : Điều gì đã cho Mẹ sức mạnh để làm những công việc của Mẹ ?

            MT : Chúng tôi đã được dạy ngay từ lúc bắt đầu phải khám phá Đức Kitô ẩn mình dưới hình thức đau khổ của người nghèo, ngưòi đau yếu, người bơ vơ không nhà cửa. Chúa Kitô đang hiện diện trước chúng ta dưới nhiều cách thức ẩn giấu : trong người hấp hối, người bại liệt, người bị phong, người tàn tật và các em cô nhi. Chính đức tin đã làm nên công việc của chúng tôi, đức tin đòi hỏi một sự chuẩn bị đặc biệt và một tiếng gọi đặc biệt, để chúng tôi có thể chấp nhận dễ dàng hoặc ít nhất có thể chịu đựng được. Không có đức tin, công việc của chúng tôi có thể trở thành một cản trở cho đời sống tu trì của chúng tôi vì chúng tôi sẽ trở nên những con người phạm thượng, ác ôn và vô đạo trong mọi việc.

            Q : Trong công việc của Mẹ, vấn đề tu trì quan trọng như thế nào ?

            MT : Chúng tôi không đơn giản là những người làm công tác xã hội, chúng tôi là những thừa sai. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng rao truyền Tin mừng qua những công việc của chúng tôi, để Thiên Chúa được mọi người biết đến. Chúng tôi dạy giáo lý cho các trẻ em trong các nhà cô nhi của chúng tôi. Chúng tôi chỉ dạy nhưng người lớnWe only take the initiative with adults khi họ xin những lời chỉ dẫn hoặc khi họ hỏi chúng tôi về những vấn đề tôn giáo. Tất cả các nữ tu của chúng tôi đều đã được học hỏi kỹ lưỡng trong suốt thời gian Tập Viện và tiếp tục được huấn luyện trong những năm sau đó. Chúng tôi không thích lấy chỗ của những người thông thạo hơn chúng tôi về một vài vấn đề nào đó. Chẳng hạn, chúng tôi chuyển những vấn nạn khó khăn hơn đến các linh mục nếu các vấn nạn đó rõ ràng liên quan đến công việc của các ngài. Vì theo như tiêu chuẩn mà chúng tôi quyết định để giúp đỡ ai, Chúng tôi không bao giờ giúp đỡ ai mà căn cứ vào vấn đề tín ngưỡng của họ, nhưng chỉ dựa theo những nhu cầu của họ. Chúng tôi không quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng của những người chúng tôi giúp đỡ. Chúng tôi chỉ tập trung xem nhu cầu đó khẩn cấp như thế nào.

            Q : Dòng Thừa Sai Bác Ái có sự thiên vị nào giữa những người họ phục vụ không?

            MT : Nếu có sự thiên vị nào, thì đó là cho những người nghèo khổ, những người bị bỏ rơi nhất, những người không có ai chăm sóc, những trẻ cô nhi, những người hấp hối, và người phong cùi.

            Q : Theo một số người, công việc của dòng Thừa Sai Bác Ái trong nhà hấp hối chỉ kéo dài sự khốn khổ cho những người được chăm sóc. Nhưng người được phục hồi sức khoẻ lại quay trở lại đường phố nơi họ sẽ chạm trán với những sự khốn khó và bệnh tật. Đâu là suy nghĩ của Mẹ về điều này ?

            MT : Bất cứ khi nào có thể, chúng tôi luôn cố gắng không để giới hạn sự chăm sóc của chúng tôi chỉ là những chăm sóc về y tế. Chúng tôi cố gắng lấy lại sự phục hồi nhân cách và phẩm vị xã hội của những người đã lấy lại sức khoẻ. Đúng là trong nhiều trường hợp, những người đã được phục hồi thích sự tự do ngoài đường phố hơn những khoảng không gian bao bọc của chúng tôi, nhưng đó là điều mà chúng tôi không thể ngăn cản. Chúng tôi hoạt động trong sự xác tín rằng mỗi khi chúng tôi nuôi ăn những người nghèo là chúng tôi đang dâng thức ăn cho Chúa Kitô. Bất cứ khi nào chúng tôi cho người nghèo áo quần mặc là chúng tôi đang làm cho chính Đức Kitô. Bất cứ lúc nào rước người nghèo khó hấp hối vào nhà là chúng tôi làm điều đó cho chính Đức Kitô.

            Q : Có những người quả quyết rằng những phưông tiện y tế đang được sử dụng trong dòng THừa Sai Bác Ái thì quá thô sơ đối với những người đang phải chữa trị những căn bệnh nặng.

            MT : Tôi biết điều đó. Những phương tiện y tế  của chúng tôi có giới hạn, nhưng chúng tôi cố gắng giúp đỡ và chăm sóc cho những người, hầu hết các trường hợp, không có ai cho họ dù chỉ là những chăm sóc y tế tối thiểu nhất.

            Q : Người ta cũng nói rằng những chăm sóc mà các nữ tu đang làm cho những người không còn hy vọng thì nên làm điều đó cho những người có cơ hội sống sót nhiều hơn.

            MT : Chúng tôi cố gắng giúp cho tất cả những ai cần được chăm sóc, nhưng thường khi chúng tôi ưu tiên cho những người cần được chăm sóc nhất. Chúng tôi không quay lưng với bất cứ ai. Không ai bị chúng tôi bỏ quên không phục vụ. Trong mỗi người anh em đang đau khổ chúng tôi nhìn thấy chân dung của Chúa Kitô đang đau khổ trong họ. Cho dù nếu chúng tôi phải thu hẹp sự chăm sóc của chúng tôi cho một số người, vì sự cần thiết hay vì nguồn nhân lực giới hạn, thì mơ ước của chúng tôi luôn là lan toả lòng bác ái.

            Q : Đôi khi, các sisters cũng không thể làm gì nhiều cho những người hấp hối, đúng không thưa Mẹ ?

            MT : Ít nhất chúng tôi cũng để lại cho họ một cảm tưởng quan trọng : rằng có những người sẵn lòng yêu thương chăm sóc họ, bởi vì những người hấp hối cũng là con cái Thiên Chúa, và họ xứng đáng được yêu thương như và thậm chí hơn bất cứ người nào khác.

            Q : Mẹ không cảm thấy sự xấu xa ghê sợ trong chừng ấy những đau thương khốn khổ sao?

            MT : Có, chúng tôi thực thi sứ mạng của chúng tôi phần lớn là giữa những người hấp hối, những người già bị bỏ rơi, các trẻ em mồ côi, và những người phong. Chúng tôi không thể phủ nhận rằng trong nhiều trường hợp công việc thật nặng nề khó chịu. Không phải lúc nào chúng tôi cũng làm việc trong những điều kiện thuận lợi dễ dàng. Song, chúng tôi cảm thấy được diễm phúc hơn khi làm việc giữa những người nghèo túng hơn là với những người giàu có. Đó là công việc suốt đời của chúng tôi. Trong suốt thời gian Nhà Tập, kéo dài hai năm, chúng tôi dành nửa ngày để làm việc giữa những người nghèo khó. Những tập sinh làm việc dưới sự giám sát của các sisters lớn hơn. Trước khi tuyên lời khấn trọn đời, chúng tôi phải sống nhiều năm nữa phục vụ người nghèo. Công việc này hầu như trở thành một thói quen đối với chúng tôi, chúng tôi làm điều này dễ dàng, theo bản năng, và một cách tự nhiên, nhưng không máy móc.

            Q : Theo Mẹ, sứ mạng yêu thương phục vụ có ý nghĩa như thế nào ?

            MT : Sự phục vụ của chúng tôi không chỉ giới hạn vào việc làm giảm bớt những đau thương về phương diện thể lý. Chúng tôi muốn trao tặng bất cứ điều gì cần để người nghèo không càm thấy mình bị bỏ rơi, và rồi họ nhận ra rằng có những người đang yêu thương chăm sóc họ. Chúng tôi muốn ông việc của chúng tôi hoàn tất điều mà một viên chức cấp cao trong đất nước chúng tôi đã nói với các sisters: “Chính Đức Kitô đang cùng đi giữa chúng ta để làm những việc tốt lành vì thương mến con người.”

            Q : Mẹ đã làm gì cho những bệnh nhân phong ?

            MT : Chúng tôi đang chăm sóc và giúp cho hơn hai ngàn đang khổ sở với căn bệnh này chỉ riêng tại Calcutta, và khoảng năm mươi ngàn người nữa trên khắp Ấn Độ. Chúng tôi biết rằng chừng ấy chẳng là gì trong một quốc gia có bốn triệu nạn nhận của bệnh phong. Việc đầu tiên chúng tôi làm cho những nhận sự giúp đỡ của chúng tôi là thuyết phục họ tin rằng họ thật sự đang mắc căn bệnh này. Chúng tôi tìm những thuốc men cần thiết và cố gắng chữa trị cho họ. Ngày nay, những người mắc bệnh phong không cần phải sống cô lập ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu chúng tôi có thể giúp họ kịp thời, họ có thể được chữa lành. Vì thế, điều mà các nữ tu cố gắng làm trước hết là thuyết phục mọi người hãy đương đầu với căn bệnh này. Ở Ấn Độ, bệnh phong hủi bị xem như là một sự trừng phạt của Thiên Chúa. Đó là phần tín ngưỡng của một số người. Các nữ tu của chúng tôi cố gắng làm mọi việc có thể để chữa trị cho họ và giúp họ thoát khỏi sự mê tín này.

            Q : Thưa Mẹ, thuốc men cho mỗi người bệnh phong khoảng bao nhiêu ?

            MT : Sự thật, chúng tôi không phải trả tiền thuốc. Thuốc men được mang đến cho chúng tôi. Chúng tôi nhận thuốc từ nhiều nơi, bắt đầu từ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, từ nước Đức, nước Pháp, nước Anh và Thuỵ Sĩ. Bất cứ từ đâu đến thì chúng cũng không mang giá tiền là bao nhiêu. Tôi không có ý tưởng chính xác tiền thuốc cho mỗi người bệnh phong trị giá bao nhiêu.

            Q : Mẹ có nhận đựơc đủ thuốc để giúp cho người phong không ?

            MT : Có, ít nhất là trong lúc này, cũng như những loại thuốc liên quan. Chúng tôi cũng phải mua thêm thuốc viên vitamin, thuốc giảm đau, và một vài thứ nữa. Bên cạnh những thứ này, dĩ nhiên, chúng tôi cần những sự viện trợ khác như quần áo, băng gạc, những tiện nghi tối thiểu, thuốc khử trùng, chất khử mùi và thuốc dùng cho da.

            Q : Mẹ đã nhận được những sự trợ giúp này đặc biệt từ đâu ?

            MT : Từ mọi người, tạ ơn Chúa. Chúng tôi có những người Hinđu, người Hồi giáo, người Ba Tư, người Do Thái, Phật giáo, Tin Lành, và tất nhiên Hội Cộng Tác Viên công giáo và những ân nhân.

            Q : Có bao giờ Mẹ nghĩ rằng Mẹ sẽ kết thúc những công việc của mình mà không có những nguồn trợ giúp không ?

            MT : Chúng tôi không bao giờ có dư thừa, nhưng cũng chưa bao giờ thiếu thốn những thứ chúng tôi cần. Thỉnh thoảng điều này xảy ra rất kỳ khôi, hầu như là phép lạ. Chúng tôi thức dậy mà trong nhà không còn một chút lương thực, thuốc men, chúng tôi lo lắng vì không có gì cho những người nghèo túng. Một vài giờ trôi qua, tất cả chúng tôi đều chững kiến những thực phẩm lớn được đem đến cho cho chúng tôi từ những người vô danh. Từ những người Công giáo, những người Tin lành, Phật giáo, người Do Thái, người đạo Ba tư, Hồi giáo và người Hinđu. Từ những người ủng hộ thuộc bất cứ tôn giáo nào  hoặc không tôn giáo. Từ những người giàu và cả những người nghèo.

            Q : Công việc của Mẹ đạt được như thế nào ?

            MT : Làm việc hay chính công việc không quan trọng, nhưng sự quan trọng là lòng khiêm tốn. Chúng tôi nghĩ rằng giá trị của những công việc đến từ tinh thần yêu thương vì Chúa, đó chính là nguồn gợi hứng cho công việc của chúng tôi. Thật không thể yêu mến Thiên Chúa mà không thương yêu anh em mình. Đồng thời, không một Thừa Sai Bác Ái nào được quên lời của Đức Kitô: “Khi Ta đói các con đã cho Ta ăn” (x Mt 25,35). Đây la điều mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện: nuôi ăn, cho áo mặc và thăm viếng Chúa Kitô trong những người đau yếu, người sắp chết, người phong, và các trẻ em bị bỏ rơi.

            Q : Mẹ có thể nói về công việc của mẹ với các trẻ em bị bỏ rơi không ?

            MT : Có, chúng tôi đã bắt đầu công việc với các em này, và hiện giờ chúng tôi vẫn đang nuôi dưỡng và chăm sóc các em, cho dù đây không phải là công tác duy nhất của chúng tôi. Tiếc thay, các trẻ em mồ côi và trẻ bị bỏ rơi không bao giờ hết trong xã hội chúng ta. Vào năm đầu tiên khi chúng tôi bắt đầu công việc, lần kia một viên cảnh sát mang đến chỗ chúng tôi một đám trẻ bị bắt vì tội ăn cắp. Chúng còn quá trẻ để bỏ tù với những tôi phạm khác. Tôi hỏi chúng tại sao chúng lại làm như vậy. Chúng giải thích rằng mỗi ngày từ năm giờ đến tám giờ tối chúng được người lớn dạy cho cách phải ăn cắp như thế nào.

            Q : Những trẻ em mà Mẹ đang cứu giúp có tương lai gì không ?

            MT : Tôi không tin có cách nào tốt hơn để giúp cho Ấn Độ hơn là việc chuẩn bị một ngày mai tốt lành hơn cho các trẻ em hôm nay. Chúng tôi chăm sóc những trẻ túng cực nhất, những trẻ được đem đến từ các khu ổ chuột. Mỗi đứa trẻ này chỉ cần tiền trợ cấp mỗi tháng vài đô-la. Thật hết sức cảm động khi thấy các trẻ em từ những nước khác nhau gửi đến cho các trẻ ở đây những đồng tiền tiết kiệm của chúng, các em là những trẻ từ nước pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, và trẻ em người Ý. Chúng tôi mở tài khoản cho từng em mà chúng tôi nhận nuôi. Khi đứa trẻ đã lớn và nếu có khả năng, em sẽ được khuyến khích học lên nữa. Còn những em không có năng khiếu học lên cao, các em sẽ được học nghề, để sau này em có thể tự mình kiếm sống.

            Q : Thưa Mẹ, các thừa Sai Bác Ái đã chứng kiến nhiều sự bất công ghê gớm. Mẹ phản ứng thế nào trước những bất công này ?

            MT : Những bất công có đó và mọi người đều thấy. Điều này tuỳ thuộc vào các tổ chức rộng lớn cung cấp những phương tiện nhằm nâng cao mức sống của đám đông dân chúng đang đau khổ vì những bất công trong xã hội. Trong những tiếp xúc hằng ngày, chúng tôi đã tiếp xúc với những người bị xã hội đẩy ra ngoài. Mục đích đầu tiên của chúng tôi là giúp những người này dành lại sự phát triển cơ bản tối thiểu của con người. Chúng tôi cố gắng phục hồi nhân phẩm mà họ phải có trong tư cách con người cũng như trong tư cách là con cái của cùng một Cha. Để làm điều này, trước tiên chúng tôi không dựa vào hay nhìn xem họ là người sắp chết hay họ có cả một cuộc đời trước mắt.

            Q : Mẹ có nhận được một sự trợ giúp nào từ phía chính phủ Ấn Độ không ?

            MT : Chúng tôi không nhận được những trợ giúp trực tiếp, nhưng chúng tôi phải thừa nhận rằng chính phủ đã giúp đỡ chúng tôi trong những cách thức rất hữu hiệu, đó là sự tin tưởng, lòng quí mến và tôn trọng họ dành cho chúng tôi. Điều này đã giúp chúng tôi trong nhiều việc, như việc cung cấp đất cho những công việc của chúng tôi, và miễn phí cho chúng tôi những chuyến đi lại bằng xe lửa.

            Q : Hội dòng của Mẹ có nhận được bất cứ sự miễn thuế nào từ chính phủ Ấn Độ không ? Mẹ có được phép nhập khẩu mọi thứ miễn phí không ?

            MT : Không, không phải mọi thứ, chỉ có thức ăn, thuốc men, những dụng cụ y khoa, quần áo, và những thứ cần cho công việc của chúng tôi như : đồ gỗ, máy đánh chữ, và máy may. Chúng tôi vẫn cần có giấy phép nhập khẩu. Chúng tôi nhận những thứ này như quà tặng, và tất cả được đưa tới cho người nghèo. Không có gì là việc buôn bán thương mại. Tất cả những thứ đó đều được gửi tới cho những người đang cần chúng, không kể họ thuộc chủng tộc, tín ngưỡng hay tôn giáo nào. Và có quá nhiều người thiếu thốn đang cần được giúp đỡ ! Điều duy nhất chúng tôi phải làm là nói rõ cho chính phủ biết rằng NHững thứ đó là những quà tặng miễn phí. Từ khi nhà nước nhìn thấy nơi mà mọi thứ được phân phát, họ đã cấp cho chúng tôi những giấy phép cần thiết. Họ nhận ra rằng chẳng có thứ gì đi vào túi riêng của chúng tôi. Mọi thứ đã được trao tặng lại cho những người nghèo. Đó là lý do tại sao họ tin tưởng và cho chúng tôi những phép cần thiết.

Q : Mẹ xử lý thế nào với những gì đã nhận được ?

MT : Cúng tôi có một sổ ghi chép tất cả những chi tiêu cũng như những gì chúng tôi nhận được, và đánh dấu những món quà gửi tới cho mục đích gì         . Chẳng hạn, nếu có ai đó tặng một trăm ru-pi để giúp cho người phong, thì chúng tôi sẽ không được dùng tiền đó để làm điều gì khác. Chúng tôi luôn cố gắng thực hiện những ước nguyện của người cho.

Q : Dường như chính phủ Ấn Độ đang gia tăng việc hạn chế thu nhận những thừa sai nước ngoài. Dòng của Mẹ có bị ảnh hưởng không ?

MT : Chúng tôi là một tổ chức bản xứ Ấn Độ. Nhà Mẹ của chúng tôi ở Ấn Độ. Vì thế chúng tôi không rơi vào những sự hạn chế đó. Đồng thời chúng tôi cũng tránh rao giảng phúc Âm bằng những phương tiện khác ngoại trừ qua công việc của chúng tôi. Công việc chúng tôi làm chính là những lời chứng của chúng tôi. Nếu có ai đó được chúng tôi giúp đỡ muốn trở thành người công giáo, thì họ phải đến gặp một linh mục. Nếu công việc của chúng tôi có phần thánh thiện, thì cũng chẳng còn gì lớn lao hơn là chúng tôi mang tất cả những người chúng tôi liên hệ đến gần Thiên Chúa hơn.

Q : Mẹ có nhận được sự giúp đỡ nào từ những người khác không ?

MT : Ồ, có chứ ! Chúng tôi đã hy vọng vào sự giúp đỡ của người khác ngay từ buổi đầu thành lập. Chúng tôi gọi họ là những Cộng Tác Viên. Chúng tôi có rất nhiều nhóm Cộng Tác Viên, bắt đầu là các trẻ em từ các quốc gia khác đã chia sẻ tiền tiết kiệm và những số tiền các em đã vận động quyên góp được cho các trẻ em ở Ấn Độ. Mặc dù chúng tôi, những Thừa Sai được nhiều người biết tới, thực sự, chúng tôi chỉ có thể làm rất ít những công việc phục vụ nếu không có sự trợ giúp quảng đại của hàng ngàn hàng ngàn những cộng tác viên và những bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Q : Không phải tất cả các dòng tu đều biết trung thành gìn giữ linh đạo của hội dòng ngay từ lúc ban đầu mới được thành lập. Dòng Thừa Sai Bác Ái sẽ không đánh mất linh đạo của mình chứ ?

MT : Lời khấn thứ Tư của chúng tôi buộc chúng tôi phải phục vụ vô vị lợi cho những người nghèo nhất trong những người nghèo. Chính lời khấn này sẽ gìn giữ chúng tôi khỏi sự nguy hiểm mà ông mới đề cập. Sứ mạng của chúng tôi quá rõ ràng đến nỗi không thể có sự hiểu lầm ở đây. Người nghèo biết họ là ai và họ đang ở đâu. Họ là lý do cho hội dòng và công việc của chúng tôi. Trong Đức Kitô, họ là nguyên do cho sự tồn tại của chúng tôi.

Q : Có bao giờ Mẹ bị cám dỗ với ý nghĩ làm việc với những người giàu có, nơi mà mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cho hội dòng ?

MT : Những người nghèo là lý do cho sự tồn tại của chúng tôi. Hội dòng chúng tôi được sinh ra cho họ và chúng tôi dàng trọn bản thân cho họ, không có bất cứ một sự cám dỗ từ bỏ nào.

Q : Hội dòng Thừa Sai Bác Ái đã trải qua sự phát triển như thế nào ?

MT : Như tôi đã nói, chúng tôi không có một sự khủng hoảng nào về ơn gọi. Thiên Chúa rất quảng đại với chúng tôi và Ngài đã gửi đến cho chúng tôi những ơn gọi. Trong số những phụ nữ đến xin gia nhập dòng chúng tôi, có những người đã tốt nghiệp đại học, trong khi đó cũng có những người thuộc tầng lớp lao động. Vì như hội dòng chúng tôi là nhóm người thuộc bản xứ, phần lớn trong chúng tôi là người Ấn Độ. Nhưng cũng có những sisters người Ái Nhĩ Lan, người Ý, người Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và người Mỹ. Chúng tôi cũng có những sisters đến từ Venezuela, Mexico, Peru và Brazil. Thậm chí chúng tôi cũng có vài sisters người Châu Phi và Châu Úc.

Q : Mẹ có bao giờ có ý định tôn giáo qua công việc của Mẹ không ?

MT : Tình yêu không sứ điệp nào khác ngoài chính sứ điệp tình yêu của mình. Mỗi ngày chúng tôi cố gắng sống tình yêu Đức Kitô theo cách thức thực sự sống động trong từng hành vi của chúng tôi. Nếu chúng tôi rao giảng, thì việc rao giảng ấy sẽ được làm bằng hành động, không phải bằng lời. Đó là lời chững phúc Âm của chúng tôi.

Q : Có lẽ Mẹ cần nhiều tiền để thực hiện sứ mạng của mình.

MT : Tiền bạc thì có ích, nhưng tình yêu, sự quan tâm, và những sự chăm sóc mà chúng tôi dành cho người khác là những điều quan trọng nhất. Tình yêu thương phải bắt đầu từ gia đình với những người chung quanh chúng ta.

Q : Mẹ có cảm thấy được mọi người yêu mến không ?

MT : Có, hầu hết mọi người, mặc dù nhiều người sống trong tình trạng khốn khổ đã không nhìn thấy tình yêu vô vị lợi của chúng tôi. Họ thấy rằng chúng tôi sống giữa họ và cũng sống nghèo nàn như họ. Và họ đánh giá rất cao điều đó. Ấy thế mà, mọi việc không phải lúc nào cũng được bình yên. Thỉnh thoảng cũng có những cơn ghen tỵ và khó chịu khi chúng tôi không thể cho họ mọi thứ họ cần hay họ xin; hoặc khi họ thấy chúng tôi cho những thứ họ muốn cho những người đang cần hơn họ. Khi chuyện xảy ra, chúng tôi biết rằng giải thích cho họ ngay lúc đó là điều vô ích. Tốt nhất là cứ để họ bình tĩnh lại. Một khi họ đã nguôi ngoai, họ sẽ tự thay đổi thái độ.

Q: Mẹ đã thấy trường hợp trở lại đạo Công giáo từ những người được Mẹ giúp đỡ không?

MT : có, dã có vài trường hợp, nhưng không phải do chúng tôi trực tiếp khích lệ. Bằng việc thực hành đức ái Kitô giáo, chúng tôi được thu hút đến gần Thiên Chúa hơn và chúng tôi cũng cố gắng làm cho mọi người được hấp dẫn đến gần Chúa, mà không áp đặt một tôn giáo nào trên bất cứ ai. Khi họ đã chấp nhận yêu thương, họ chấp nhận Thiên Chúa và ngược lại cũng thế . Chứng tá của chúng tôi không là gì khác hơn điều đó. Đồng thời, chúng tôi sẽ phạm lỗi nếu quên rằng chúng tôi đang ở trên đất Ấn Độ, giữa một dân tộc rất tự hào về những truyền thống tôn giáo và văn hoá của mình. Đó chính là lý do mà họ luôn nghi ngờ bất kỳ một hình thức gia nhập đạo nào.

Q : Những Sisters Thừa Sai Bác Ái  liên hệ với gia đình của họ như thế nào ?

MT : Một khi chúng tôi đã tận hiến mình để phục vụ người nghèo, thì họ sẽ trở thành người thân trong đại gia đình của hội dòng. Tất nhiên chúng tôi không từ chối những mối quan hệ ruột thịt với những thành viên  trong  gia đình huyết thống của mình, song sự liên hệ với họ là một điều giới hạn. Chỉ trong những tình huống rất đặc biệt, chẳng hạn như trước khi thi hành bài sai ở nước ngoài, thì chúng tôi được phép về thăm gia đình. Chúng tôi không thể làm điều dó cách dễ dàng, trước tien là vì sự nghèo khó của chúng tôi, chúng tôi không có tiền để trang trải cho chi phí lộ trình. Thứ nữa, vì không ai trong chúng tôi có thể bỏ nhiệm sở mình đang phục vụ, bỏ chăm sóc những người yếu đau, hấp hối, người bị phong và các trẻ cô nhi, khi mà họ không có ai chăm sóc.

Q : Mẹ nghĩ gì về các phần thưởng mà Mẹ đã nhận được ?

MT : luôn luôn là điều này : Tôi không xứng đáng với các phần thưởng ấy. Tôi sẵn lòng chấp nhận những phần thưởng này, không phải chỉ để thừa nhận lòng tốt của những tổ chức trao thưởng, nhưng tôi còn nghĩ về điều mà các phần thưởng này có thể mang lại ý nghĩa cho những người nghèo và những bênh nhân phong của chúng tôi. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, những phần thưởng này sẽ giúp cho nhiều người nhận biết và sẵn lòng ưu ái cho những công việc mà chúng tôi những Thừa Sai Bác Ái đang thực hiện cho những người cùng khổ và bất hạnh nhất.

 

PHẦN HAI

CẦU NGUYỆN TỪ SỰ SUNG MÃN CỦA TRÁI TIM

 

Mẹ Têrêsa là một người cầu nguyện liên lỉ. Mẹ cầu nguyện với cộng đoàn của Mẹ trong môic thánh lễ buổi sáng trước khi ra đi làm việc phục vụ. Mẹ lại cầu nguyện mỗi buổi chiều trong ngôi nhà nguyện thanh tĩnh. Và Mẹ cầu nguyện suốt ngày bất cứ nơi nào Mẹ gặp gỡ chính mình.

Phần hai bao gồm ba lời kinh nguyện mà Mẹ Têrêsa ưa thích : một lời của một vị thánh ở thế kỷ XIII, một lời của một nhà thần học của thế kỷ XIX, và một lời được trích dẫn từ Thánh Kinh. Đây cũng là một lời kinh từ thế kỷ XIII diễn tả rất hay sự nhấn mạnh những kinh nghiệm gặp gỡ của Mẹ Têrêsa với với Thiên Chúa.