Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Video

Thống kê

CHIA SẺ

Ngày 14 tháng 10 - Thánh Callistô I, Giáo Hoàng

Vị thánh Giáo Hoàng vĩ đại này sống vào nửa đầu thế kỷ thứ 3. Hồi trẻ, thánh nhân đã có lần là một nô lệ ở Rôma và gặp rắc rối nghiêm trọng. Người chủ của Callistô trao cho ngài công việc trông coi một ngân hàng. Không hiểu sao Callistô lại làm mất hết số tiền của ngân hàng này. Sợ hãi, Callistô đã bỏ chạy xa khỏi thành Rôma. Nhưng ngài đã bị bắt sau khi nhảy xuống biển tìm đường tẩu thoát. Người ta phạt Callistô bằng cách trói ngài lại và bắt phải làm việc cực nhọc trong một nhà máy xay.

Ngày 14 tháng 10 - Thánh Callistô I, Giáo Hoàng

 

Vị thánh Giáo Hoàng vĩ đại này sống vào nửa đầu thế kỷ thứ 3. Hồi trẻ, thánh nhân đã có lần là một nô lệ ở Rôma và gặp rắc rối nghiêm trọng. Người chủ của Callistô trao cho ngài công việc trông coi một ngân hàng. Không hiểu sao Callistô lại làm mất hết số tiền của ngân hàng này. Sợ hãi, Callistô đã bỏ chạy xa khỏi thành Rôma. Nhưng ngài đã bị bắt sau khi nhảy xuống biển tìm đường tẩu thoát. Người ta phạt Callistô bằng cách trói ngài lại và bắt phải làm việc cực nhọc trong một nhà máy xay.

Callistô được tha miễn hình phạt này chỉ vì các chủ nợ của ngài hy vọng họ có thể lấy lại được số tiền của họ. Nhưng Callistô lại bị bắt lần nữa, lần này liên quan tới một vụ đánh nhau. Ngài bị đày tới khu hầm mỏ Sarđinia. Khi hoàng đế ban lệnh phóng thích tất cả các Kitô hữu bị đày tới các hầm mỏ này, Callistô cũng được trả tự do. Và từ lúc đó, mọi sự bắt đầu trở nên xuôi thuận đối với Callistô.

Đức thánh Giáo Hoàng Zêphrinô nghe biết và đã tin cậy người nô lệ vừa được phóng thích này. Ngài đặt Callistô trông coi khu nghĩa trang Công giáo ở Rôma. Ngày nay, nghĩa trang này lấy theo tên thánh Callistô. Nhiều vị Giáo Hoàng đã được chôn cất tại đây. Callistô đã tỏ ra là người đáng tin cậy đối với đức Giáo Hoàng. Thánh Zêphrinô không những đã xức dầu thánh hiến Callistô trong chức linh mục mà còn chọn Callistô làm bạn hữu và làm cố vấn cho mình.

Sau đó, chính thánh Callistô cũng được chọn làm Giáo Hoàng. Một số người đã than phiền vì thánh nhân đã thương yêu các tội nhân cách quá đáng. Tuy nhiên, vị Giáo Hoàng thánh thiện này dạy rằng nếu cả những kẻ sát nhân mà thực lòng hoán cải, thì họ có thể được phép chịu Mình Thánh Chúa sau khi đã làm việc đền tội. Vị Giáo Hoàng vĩ đại này luôn luôn bảo vệ những giáo huấn của Đức Chúa Giêsu. Callistô I tử đạo năm 222. Thánh nhân bị sát hại trong một cuộc nổi dậy.

Vì thánh Callistô I đã quá nhận thức được sự tha thứ của Thiên Chúa trong đời sống tư riêng của mình, nên thánh nhân rất sẵn lòng tha thứ cho người khác. Chúng ta có tha thứ cho người khác với cùng một mức độ mà chúng ta mong muốn Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta không?

Tin liên quan